BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ (TOXOCARA CANIS): DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Nguyễn Thành Công – Bác sĩ KHoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương
Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó  ở người gây nên do loại giun đũa: Toxocara canis. Sự lây truyền của giun toxocara là do các điều kiện về khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó.

Đây là bênh lý nguy hiểm không?

Bệnh giun đũa chó xảy ra do con người bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis), hoặc ít phổ biến hơn là giun đũa mèo (Toxocara cati). Trứng nở trong ruột người. Ấu trùng xâm nhập vào thành ruột và có thể di chuyển qua gan, phổi, TKTW, mắt, hoặc các mô khác. Tổn thương mô là do ký sinh trùng và đáp ứng miễn dịch tại chỗ. Bệnh giun đũa chó khoảng 1,4 tỷ người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ nhiễm Toxocara theo huyết thanh từ năm 2011 đến năm 2014, tỷ lệ nhiễm huyết thanh được ước tính là 5%. Tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6-40%.

Các triệu chứng của bệnh giun đũa chó -Toxocara canis

Biểu hiện lâm sàng từ nhiễm trùng không triệu chứng đến tổn thương cơ quan nghiêm trọng như gan, mắt, não, phổi. Sự di chuyển của ấu trùng có thể gây ra thâm nhiễm bạch cầu ái toan, hình thành u hạt hoặc áp xe. Các triệu chứng tùy thuốc vào cơ quan chúng di cư đến như phát ban trên da, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, chán ăn, sut cân, abcess gan, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen, ho kéo dài, tổn thương phổi, viêm cơ tim, viêm thận, khi hệ thần kinh trung ương bị thương tổn với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh hay bệnh lý ở não…vv…

Bệnh giun đũa chó ảnh hưởng đến các cơ quan như mắt, não, gan,…

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh giun đũa chó không dễ để chẩn đoán các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm bạch cầu ái toan tăng, chẩn đoán hình ảnh và chẩn đoán được xác nhận thông qua huyết thanh học. Hiện tại Khoa nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa Hùng Vương có đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh.
Các xét nghiệm tìm ấu trùng, giun sán tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương:

Cách điều trị và phòng bệnh giun đũa chó

Bệnh điều trị khá kéo dài trung bình 14 ngày, cần điều trị nhiều đợt tùy từng thể bệnh lâm sàng theo phác đồ mới nhất của Bộ Y Tế 2022. Phòng bệnh là thực hành vệ sinh tốt, tẩy giun định kỳ cho vật nuôi là những chiến lược quan trọng, rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất cao, ăn chín uống sôi…vv…
Bài viết có tham khảo tại :
Back To Top