MẸ ĐÃ BIẾT VỀ BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ NHỎ?

Viêm tiểu phế quản cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi
Bệnh thường thành dịch vào mùa thu đông, đông xuân.
Nguyên nhân chủ yếu do virus, trong đó thường gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (Virus RSV) ngoài ra virus cúm, á cúm,…
Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus thâm nhập vào hệ thống hô hấp và đến các tiểu phế quản. Nhiễm virus làm cho phế quản bị sưng phù và bị viêm. Kết quả là, chất nhầy thường thu thập trong các đường hô hấp, có thể làm không khí khó lưu thông tự do qua phổi.
Ở trẻ em nhiều tuổi hơn và người lớn, bệnh thường có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, tiểu phế quản trẻ sơ sinh hẹp hơn nhiều hơn người lớn và dễ bị tắc, dẫn đến khó thở hơn, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ gây suy hô hấp nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ
– Nhận biết trẻ bị viêm tiểu phế quản
– Khởi phát như ho, sổ mũi, sốt.
(Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ.)
Sau đó trẻ có triệu chứng khò khè, thở nhanh nông, bú càng ngày càng kém.
Khi nhìn trẻ thở như có vẻ khó khăn, trẻ có triệu chứng co kéo, phập phồng cánh mũi, co kéo các cơ liên sườn ở ngực.
Trẻ thở khó khăn nên trẻ quấy khóc, bỏ bú và đi dần đến thở mệt, da tái và tím. Diễn tiến suy hô hấp nặng nếu không kịp thời điều trị.
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm tiểu phế quản ?
– Bệnh viêm tiểu phế quản thường tự khỏi từ 3 – 7 ngày. Tử vong chỉ xảy ra trong những trường hợp nặng
– Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà:
+ Đảm bảo dịnh dưỡng, cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn, nếu trẻ không bú được phải vắt sữa đổ từng thìa một.
+ Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm.
+ Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
+ Điều trị triệu chứng nếu có (uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt).
+ Có thể uống thuốc trị ho, long đờm theo chỉ định của bác sĩ, hoặc có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ.
+ Chú ý tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị để phòng tránh nguy cơ kháng kháng sinh.
Đưa trẻ đến bệnh viện khi:
– Trẻ dưới 3 tháng tuổi
Có yếu tố nguy cơ ( Mắc bệnh phổi mãn tính, tim bẩm sinh, Trẻ sinh non..).
Thở nhanh, thở có vẻ khó khăn, phập phồng cánh mũi, co rút liên sườn ở ngực và da tím tái (biểu hiện suy hô hấp).
 Có dấu hiệu nguy hiểm:
+ Tím tái, bỏ bú hoặc bú kém (trẻ nhỏ hơn 2 tháng)
+ Không uống được (trẻ trên 2 tháng)
+ Li bì-khó đánh thức
+ Co giật
+ Suy dinh dưỡng nặng.
Cách đề phòng Viêm tiểu phế quản:
+ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và trong cả 2 năm đầu đời.
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cân bằng năng lượng và bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
+ Chú ý đến cách ăn mặc cho trẻ đảm bảo đông ấm, hè mát và lưu ý không để trẻ bị ra mồ hôi trộm quá nhiều trong lúc ngủ.
+ Tiêm phòng các vaccine phòng bệnh cho trẻ đầy đủ
+ Giữ môi trường sạch sẽ, thông thoáng nơi có trẻ
+ Tránh xa khói thuốc lá.
+ Cách ly những người đang bị bệnh, rửa tay và đeo khẩu trang trước khi chăm sóc trẻ.
Tại Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện đa khoa Hùng Vương có đầy đủ các mũi tiêm phòng dnahf cho mọi lứa tuổi. Để được tư vấn và hỗ trợ Khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 18009415
Back To Top