Vi khuẩn Salmonella và những điều có thể bạn chưa biết?!

- 2138 lượt xem - Xét Nghiệm, Y học thường thức

Những bệnh liên quan đến vi khuẩn luôn gây nguy hiểm cho chúng ta vì tác nhân khó có thể nhận biết được bằng mắt. Trong đó, Salmonella là một vi khuẩn với khả năng lây nhiễm cao, để lại những hệ lụy khôn lường.

1.Vi khuẩn Salmonella là gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng nhiễm vi khuẩn Salmonella trong dạ dày và ruột. Bệnh này tương tự như viêm dạ dày. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Vi khuẩn Salmonella hay còn được gọi là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C tất cả các chủng đều có khả năng gây bệnh thương hàn.

Vi khuẩn thương hàn đi vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều càng có nhiều độc tố giải phóng tấn công vào cơ thể người nhiễm. Nội độc tố của vi khuẩn salmonella gây ra ảnh hưởng rất xấu tại ruột, nội độc tố sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột). Nội độc tố do vi khuẩn salmonella giải phóng đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.

Vi khuẩn Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Vi khuẩn này chịu được lạnh, ở nước đá sống 2 – 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 – 10 ngày, trong phân 1 đến vài tháng. Vi khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C/30 phút, cồn 90 độ C/vài phút, các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng (chloramin 3%, phenol 5%).

2.Nguồn lây nhiễm Salmonella

Bạn thường bị nhiễm khuẩn salmonella khi ăn hoặc uống thứ gì đó có vi khuẩn trong đó. Salmonella phổ biến hơn trong thực phẩm từ động vật, như trứng, thịt bò và gia cầm. Nhưng đất hoặc nước cũng có thể làm ô nhiễm trái cây và rau quả. Ngoài ra, Salmonella có thể được lây nhiễm từ thực phẩm này sang thực phẩm khác bằng tay hoặc dao, thớt, đĩa và các dụng cụ nhà bếp khác. Không những thế, bạn có thể bị nhiễm trùng nếu không nấu chín một số loại thức ăn đủ kỹ.

Thực tế, vi khuẩn salmonella sống trong ruột của một số loại động vật, đặc biệt là:

  • Các loài chim, chẳng hạn như gà và gà tây;
  • Động vật lưỡng cư, chẳng hạn như ếch, cóc và kỳ nhông;
  • Bò sát, chẳng hạn như rắn, thằn lằn và rùa.

Nếu phân của những động vật này dính vào tay, bạn có thể lây bệnh cho chính mình hoặc người khác. Thêm vào đó, phân người cũng có thể lây bệnh. Đó là lý do tại sao rửa tay rất quan trọng sau khi bạn đi vệ sinh.

Xem thêm: GIẢI ĐÁP VỀ BỆNH UNG THƯ VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

3.Triệu chứng nhiễm khuẩn Salmonella

Nếu bị nhiễm salmonella, bạn thường bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Bạn cũng có thể bị đau đầu, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài 4-7 ngày. Bạn thường cảm thấy dễ chịu hơn trong khoảng một tuần, mặc dù có thể mất vài tháng để việc đi tiêu của bạn trở lại bình thường. Đôi khi nhiễm trùng lây lan đến máu, xương, khớp, não hoặc hệ thần kinh của bạn và gây ra các triệu chứng lâu dài, ảnh hưởng đến những cơ quan đó.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy một trong những dấu hiệu sau:

  • Đi ngoài ra máu;
  • Tiêu chảy kèm theo sốt hơn 39 độ C;
  • Tiêu chảy không thuyên giảm sau 3 ngày;
  • Các dấu hiệu mất nước như khô miệng, lượng nước tiểu ít và cảm thấy chóng mặt khi bạn đứng;
  • Nôn nhiều.

Tuy nhiên, nhiều loại vi trùng và bệnh tật có thể gây ra các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn salmonella. Để xác nhận có bị mắc bệnh này hay không, bác sĩ sẽ gửi một mẫu phân tích dịch ruột của bạn đến phòng thí nghiệm. Sau đó, sẽ áp dụng các kĩ thuật xét nghiệm để kiểm tra sự tồn tại của salmonella. Nếu bạn bị ốm nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm để xác định chính xác loại vi khuẩn salmonella.

4.Tác hại của vi khuẩn Salmonella

Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella enterica typ huyết thanh typhi gây nên với bệnh cảnh sốt kéo dài, gây ra nhiều biến chứng nặng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng ruột
  • Viêm cơ tim
  • Viêm não dễ dẫn đến tử vong.

Để phòng ngừa bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây ra mọi người cẩn

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau thay tã cho trẻ hoặc sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
  • Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt…)
  • Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín
  • Chỉ uống sữa tiệt trùng
  • Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
  • Các nhà chức trách y tế cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các khách sạn, nhà hàng, nơi chế biến và phân phối thực phẩm (chợ, siêu thị…).

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Xem thêm: UNG THƯ GAN CÓ THỂ BẠN CHƯA BẾT?

5. Cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn Salmonella?

  • Rửa tay thật kỹ là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây lan các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
  • Không để các loài bò sát vào những nơi bạn cho trẻ nhỏ ăn hoặc tắm.
  • Không cho các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Nấu kỹ tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm.
  • Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín.
  • Chỉ uống sữa tiệt trùng.
  • Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.
  • Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay.
  • Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
  • Không bơi ở bể bơi hoặc hồ nếu quý vị bị tiêu chảy.

LƯU Ý: Những người bị tiêu chảy không được chế biến hoặc phục vụ thức ăn hay đồ uống cho người khác, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe. Trẻ bị tiêu chảy không được đi nhà trẻ hoặc tới trường.

Để đặt lịch xét nghiệm Vi khuẩn cũng như các bệnh khác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Hệ thống y tế Hùng Vương, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800 94 15.

Back To Top