Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.
– Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:
• Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
• Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
• Do chấn thương ở vùng lưng
• Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống thắt lưng
• Yếu tố di truyền
– Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
• Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
• Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
– Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
• Đau nhức thắt lưng lan xuống chân: Bệnh nhân đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, đau nhiều khi đi lại vận động, giảm khi nằm nghỉ
• Triệu chứng tê bì chân: bệnh nhân có cảm giác tê bì hay rát bỏng ở đùi, cẳng chân, bàn chân
• Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
– Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
• Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày
• Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
• Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
– Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề
Khi có những triệu chứng trên bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ khám lâm sàng và có thể làm những Chẩn đoán hình ảnh: chụp Xquang CSTL, chụp CT, chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
= Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm là điều trị bảo tồn, chủ yếu tránh những tư thế gây đau và giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid phong bế ngoài màng cứng và YHCT-PHCN
Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương điều trị kết hợp các phương pháp dùng thuốc và YHCT- PHCN: xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống thắt lưng,cứu ngải, bó thuốc, cấy chỉ...
Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị:
Trong thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm, nên hạn chế các hoạt động mạnh, nằm đệm cứng và tuân thủ theo bài tập theo bác sĩ và KTV hướng dẫn
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:
– Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống như bơi lội, đạp xe đạp. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
– Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
– Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Để được hỗ trợ đặt lịch khám trước Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotlline: 18009415
Back To Top