CÁC GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Đứt dây chằng chéo trước là một tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp tránh những tổn thương thứ phát.
Kỹ thuật tái tạo đứt dây chằng chéo trước trong trường hợp đứt hoàn toàn cũng có nhiều phương pháp khác nhau.

1. Triệu chứng đứt dây chằng chéo trước

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bị đứt dây chằng chéo trước:

  • Nghe thấy tiếng rắc sau khi bị chấn thương, đầu gối bị sưng nề, vận động trở nên khó khăn. Các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần.
  • Lỏng gối: Người bệnh cảm giác đi lại khó khăn, chân yếu; chân bên gối lỏng khó khăn khi đứng trụ; dễ vấp ngã khi chạy nhanh; khi leo cầu thang, cảm giác chân không thật, khó khăn bước lên, bước xuống.
  • Teo cơ: Do teo cơ nên bên đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành. Do người bệnh ít vận động do đau bởi khớp gối bị lỏng lẻo nên triệu chứng này thường xuất hiện muộn. Những người ít vận động như nhân viên văn phòng, học sinh… thường dễ xảy ra tình trạng teo cơ.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng tổn thương dây chằng chéo đầu gối thông qua chụp X -quang, chụp MRI.

2. Nguyên nhân gây bệnh đứt dây chằng chéo của gối là gì?

– Chấn thương trực tiếp vào gối bằng một lực mạnh do: Tai nạn, tập luyện, thể thao, giao thông và sinh hoạt.
– Chấn thương gián tiếp là loại hay gặp nhất, xảy ra trong các trường hợp:
+ Khi đang chạy mà dừng lại hoặc chuyển hướng đột ngột khi bàn chân vẫn giữ nguyên.
+ Tiếp đất không đúng cách từ một cú nhảy.

XEM THÊM: NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG KHỚP GỐI TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

3. Các giai đoạn điều trị

Phục hồi chức năng là một phần quan trọng giúp phẫu thuật dây chằng chéo trước thành công.
Các giai đoạn tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật dây chằng chéo trước:
✅Giai đoạn 1: 0- 2 tuần
▪️ Bảo vệ mảnh ghép : Tránh các tư thế xấu ( ngổi xổm , đứng trụ, xoay chân, các hoạt động giảm tốc đột ngột )
▪️ Giảm viêm, giảm đau
▪️ Chườm lạnh, kê cao chi, gồng cơ tĩnh cơ tam đầu và tứ đầu đùi, gồng cơ khép, cơ dạng,…
▪️ Vận động chủ động các khớp xa
▪️ Ngăn ngừa teo cơ : gập hông ở tư thế gối duỗi có nẹpư
▪️ Gia tăng tầm duỗi gối đến tối đa
▪️ Gia tăng tầm gập 0- 90 độ
▪️ Tập đi nạng chưa chịu lực
▪️ Đạp xe trên không ở cuối tuần 2
✅Giai đoạn 2: 2 đến 6 tuần
▪️ Tiếp tục bảo vệ mảnh ghép
▪️ Giảm viêm , giảm đau , di động xương bánh chè
▪️ Nhiệt lạnh , đá tạ 90 đô- 30 độ
▪️ Tập mạnh cơ rộng trong ( chun, bóng , đề kháng KTV) đạp xe tại chỗ,
▪️ Tập bước bục 10 cm
▪️ Đi nạng với tì tăng tiến
✅Giai đoạn 3: 6 4 – 6 tháng
▪️ Bài tập kéo giãn
▪️ Tập mạnh cơ với tạ
▪️ Đề kháng các nhóm cơ
▪️ Tập bước xuống bục 10cm
▪️ Thăng bằng 1 chân
▪️ Đi bộ chậm, nhảy tại chỗ
▪️Đi lên xuống cầu thang
✅Giai đoạn 4: sau 6 tháng
▪️Các bài tập Tăng sức bền

 

Để được tư vấn và hỗ trợ về các phương pháp phục hồi chức năng sau chấn thương tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ.

Back To Top