Đề tài: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHÓ NHỔ CỦA RĂNG 8 HÀM DƯỚI VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG 8 PHẪU THUẬT

- 3717 lượt xem - Nghiên cứu khoa học

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2014

1. Tên đề tài: Đánh giá mức độ khó nhổ của răng 8 hàm dưới và một số phương pháp nhổ răng 8 phẫu thuật.

 

2. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 10/04/2014 đến 10/12/ 2014.

3. Chủ nhiệm đề tài:

– Họ và tên: Nguyễn Văn Hải

– Chức vụ:    Bác Sỹ

– Điện thoại: 0985768297

– E-mail: drhaiyb@gmail.com

4. Những người tham gia thực hiện đề tài:

Ths Bs Nguyễn Trạch Dân – Người hướng dẫn đề tài.

– Nguyễn Phong Phú – Phòng Răng Hàm Mặt – Bệnh Viện Hùng Vương.

– Nguyễn Bá Tùng – Phòng Răng Hàm Mặt – Bệnh Viện Hùng Vương.

5. Đơn vị phối hợp:

Phòng Răng Hàm Mặt-Khoa khám bệnh bệnh viện ĐK Hùng Vương.

6.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

6.1 Tổng quan về R8 :

Quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra trong một thời gian dài,có thể gây nhiều tai biến cho người bệnh. Răng khôn hàm dưới là một răng gây nhiều biến chứng phức tạp và nặng nề cho người bệnh, nhất là trong những trường hợp răng khôn mọc lệch, ngầm. Những biến chứng thường gặp như: Viêm mô tế bào, viêm túi răng khôn, viêm xương, sâu mặt xa răng số 7( Thường gặp nhất tại Bệnh viện ĐK Hùng Vương), nặng hơn nữa là Phlegmon có thể nguy hiểm tới tính mạng…..

Việc khám phát hiện tình trạng bất thường của răng khôn, xác định mức độ nguy cơ gây tai biến, từ đó các thầy thuốc nha khoa lập kế hoạch điều trị thích hợp cho mỗi loại. Răng khôn có thể bảo tồn hay phẫu thuật nhổ bỏ và nếu phải nhổ bỏ thì được áp dụng theo phương pháp phẫu thuật nào cho phù hợp. Chỉ định kịp thời và chính xác sẽ tránh được những biến chứng và mang lại sức khỏe cho người bệnh.

6.2 Sự hình thành,phát triển và mọc răng khôn hàm dưới

Mầm răng khôn hàm dưới có chung thừng liên bào với răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai.Từ tuần lễ thứ 16 bào thai,từ bó tụ do phía xa của lá răng nguyên thủy hàm sữa thư hai, xuất hiện một dây biểu bì. Đó là nụ biểu bì của mầm răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất. Sau đó dây biểu bì vẫn tiếp tục phát triển lan về phía xa, cho nụ biểu bì răng hàm lớn thứ hai vào tháng thứ 9 của bào thai. Cuối cùng nụ biểu bì của răng 8 được hình thành khoảng 4-5 tuổi.

Răng khôn hoàn thiện thân răng và canxi hóa lúc khoảng 12-15 tuổi, giai đoạn hoàn thiện chân răng khoảng 18-25 tuổi.

Nhổ răng khôn hàm dưới thường khó khăn so với các răng khác do vị trí răng phía sau nhất trên cung hàm, bị lệch lạc, kẹt hoặc ngầm trong xương,chân răng đôi khi dị dạng hoặc có nhiều chân,chóp răng gần ống thần kinh răng dưới…và là một trong nhưng loại phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao trong số nhưng phẫu thuật trong miệng.

Phẫu thuật nhổ răng là một can thiệp gây tổn thương đáng kể cho xương và mô mềm, việc khâu đóng vết thương ngay sau khi nhổ răng khôn hàm dưới cũng góp phần làm cho bệnh nhân bị đau, phù, sưng mặt và há miệng hạn chế… Kết quả của một số nghiên cứu đã xác nhận rằng biến chứng sau phẫu thuật có liên quan đến cách khâu,đóng vết thương làm ảnh hưởng đến sinh hoạt,công việc và đặc biệt thẩm mỹ của bệnh nhân…

6.3  Một số nghiên cứu về tỷ lê răng khôn lệch,chìm

– Theo nghiên cứu của Dichi và Howell(1961)đã diều tra 3874 thanh niên.20 tuổi thì 17% có một răng kẹt.

– Theo Mai Đình Hưng tổng kết 83 trường hợp phẫu thuật răng 8 hàm dưới tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 6-1971 đến tháng 10-1972 cho thấy tư thế răng khôn hàm dưới như sau:

Răng 8 lệch gần < 45 độ chiếm 25,3%

Răng 8 lệch gần 45-90 độ chiếm 44,6 %

Răng 8 lệch má chiếm 7,0%

Răng 8 lệch xa chiếm 1,2 %

Răng 8 ngầm đứng chiếm 6,0%

Răng 8 lệch gần chìm trong xương chiếm 2,4 %

Răng 8 mọc thảng bình thường chiếm 13,5 %

– Năm 1991 Mai Đình Hưng báo cáo trên 72 sinh viên Răng Hàm Mặt ở Đại Học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy

– Răng 8 lệch gần chiếm 43,2%, lệch xa chiếm 6,8%, nằm ngang chiếm 36,4 %,l ộn ngược chiếm 6,8% và răng 8 mọc thảng có túi viêm là 6,8%.

– LƯU VĂN HỒNG năm 2006 cho thấy răng khôn có trục lệch gần chiếm 44,0%, răng khôn mọc thẳng chiếm 34,0%, răng ngầm trong xương chiếm 2,0%.

6.4 Phân loại và xác định mức độ khó nhổ:

          – Phân loại răng khôn hàm dưới lệch và ngầm nhằm mục đích chẩn đoán được mức độ khó của việc phẫu thuật lấy răng ra. Phân loại Pell-Gregoryva Winter được các nhầ lâm sàng ứng dụng rộng dãi. Phân loại dựa vào:

·        Tương quan với cành đứng xương hàm dưới

·        Độ sâu so với mặt nhai răng cối lớn thứ hai

·        Trục răng khôn so với trục răng cối lớn thứ hai và cung hàm

– Theo Mai Đình Hưng và cộng sựtại bộ môn phẫu thuật miệng,Khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược Thành Phố Hò Chí Minh(1995) đề nghị cách đánh giá theo thang điểm như sau:

·        Khó nhổ:từ 1 đến 5 điểm

·        Khó nhổ trung bình: từ 6 đến 10 diểm

·        Rất khó: Từ 11-15 điểm

Ngoài ra tác giả còn đề cập đến một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ khó nhổ của răng khôn hàm dưới như:

·        Há miệng hạn chế

·        Tình trạng cứng khít hàm

·        Lưỡi lớn…

6.5Phân loại theo quan điểm phẫu thuật của Parant

Parant phân phẫu thuật răng khôn hàm dưới ra làm 4 loại

·        Loại I:Nhổ răng chỉ cần mở rộng một phần xương ổ răng,tạo điểm tựa cho bẩy bằng cách khoan một rãnh ở mặt ngoài gần răng 8.phương pháp này áp dụng cho các trường hợp kích thước và hình dạng chân răng cho phép dung lực xoay và kéo răng lên.

·        Loại II:Nhổ răng cần mở một phần xương ổ răng và cắt cổ răng

·        Loại III:Nhổ răng cần phải mở xương ổ răng, cắt cổ răng và chia chân răng

·        Loại IV:Nhưng răng nhổ khó cần mở xương, chia cắt chân răng tùy trường hợp.

→Tóm lại: các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều đề cập tới độ khó của răng 8 và coi đây là một phẫu thuật thực sự.Và thực tế ở Bệnh viện ĐK Hùng Vương cũng đã chứng minh vấn đề này,những ca răng 8 vào viện đều tương đối khó. Bệnh nhân đã đi khám, điều trị ở nhiều nơi trong khu vực nhưng rồi quay lại bệnh biện.Và phẫu thuật cấn mât nhiều thời gian để nhổ, nhiều ca phải cắt thân răng, cắt một phần xương hàm, rạch vạt lợi mới lấy răng ra được. Nhiều ca gãy chân răng rất khó lấy ra.

7.     TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Căn cứ vào tình hình thực tế nhổ răng tại BV Hùng Vương đã xảy ra một số tai biến trong quá trình nhổ răng,sự chủ quan không nhận xét đánh giá kĩ trước phẫu thuật và những khó khăn gặp phải trong quá trình phẫu thuật. Nhằm phòng ngừa tai biến cho phẫu thuật nhổ răng 8, rút ngắn thời gian phẫu thuật,an toàn cho người bệnh chúng tôi nghiên cứu, đánh giá độ khó nhổ của răng 8 trước phẫu thuật nhằm hội chẩn, đưa ra những phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

8. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:

– Đánh giá mức độ khó nhổ của răng 8 hàm dưới

– Đưa ra được phương pháp nhổ thích hợp với từng mức độ khó của răng 8 nhằm đạt được hiệu quả, an toàn.

9. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9.1 Đối Tượng:

Các bệnh nhân có răng 8 mọc lệch, thẳng đã, đang hoặc chưa gây biến chứng đến khám bệnh tại Bệnh viện ĐK Hùng Vương.

Loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân không phối hợp.

9.2 Phương pháp:

9.2.1 Thiết kế:

·        Nghiên cứu mô tả cắt ngang

·        Thống kê dữ liệu tiến cứu

9.2.2 Thời gian và địa điểm:

·        Thời gian: từ 10/04/2014 đến 10/12/2014

·        Địa điểm : Phòng khám Răng Hàm Mặt Bệnh viện ĐK Hùng Vương.

9.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

Phiếu điều tra gồm 8 phần:

9.2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu:

Nghiên cứu này áp dụng kĩ thuật chọn mẫu chủ định là các bệnh nhân có R8 mọc thẳng,mọc lệch,chưa gây biến chứng hoặc đã gây biến chứng có chỉ định phẫu thuật nhổ răng để phòng ngừa biến chứng hoặc để điều trị biến chứng do R8 từ tháng 4/2014 đến tháng  10/2014 tại Bệnh viện Đa Khoa Hùng Vương.

9.2.5 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

9.2.6 Xử trí số liệu

10. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

10.1 Đánh giá mức độ khó nhổ của răng 8

Bảng 1:Tương quan giữa răng 8 với cành đứng xương hàm dưới

Bảng 2:Vị trí độ sâu của răng 8 so với răng 7

Bảng 3: So sánh trục R8 so với trục R7

Bảng 4: Hình dạng chân R8 hàm dưới

Bảng  5: Một số phương pháp nhổ răng phẫu thuật

Bảng 6: Bảng tổng hợp:

10.2 PHƯƠNG PHÁP NHỔ R8

11 . BÀN LUẬN:

11.1 Mức độ khó nhổ của R8:

11.1.1 Tương quan giữa R8 với cành đứng xương hàm dưới

11.1.2 Vị trí độ sâu của R8 so với R7

11.1.3 Trục R8 so với trục R7:

11.1.4 Hình dạng chân R8:

11.1.5 Mức độ khó nhổ của R8:

11.2 phương pháp nhổ R 8 theo mức đô khó:

12. KẾT LUẬN:

R 8 hàm dưới là 1 răng khó nhổ,độ khó nhổ của R8 hàm dưới được chia làm 3 mức độ khác nhau;

Có 3 phương pháp được áp dụng với từng mức độ khó nhổ:

Khó nhổ

Khó nhổ trung bình

Rất khó nhổ

13. KIẾN NGHỊ

14.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Back To Top