BỆNH VẢY NẾN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

- 2104 lượt xem - Da liễu, Y học thường thức

Vảy nến là một bệnh ngoài da khá thường gặp ở Việt Nam. Căn bệnh này được cho là có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di truyền. Tuy bệnh vảy nến không gây nguy hiểm, nhưng bệnh khó có thể điều trị, dễ tái phát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này để biết cách điều trị triệu chứng hiệu quả và phòng ngừa tái phát, mời bạn theo dõi tiếp bài viết sau đây.

BỆNH VẢY NẾN LÀ GÌ? 

Bệnh vảy nến (psoriasis) là một trong những bệnh da liễu mạn tính rất thường gặp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ em. Thông thường, độ tuổi trung bình khởi phát bệnh ở trẻ em là trong khoảng từ 7 đến 10 tuổi.

Ở người bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới.

Tuy nhiên, quá trình này ở bệnh nhân mắc vảy nến diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

NGUYÊN NHÂN BỆNH VẢY NẾN 

Nguyên nhân bệnh vảy nến chưa được xác định rõ ràng nhưng được cho là có liên quan đến yếu tố gene và rối loạn miễn dịch trong cơ thể. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm:

  • Di truyền: Có 2 kiểu bệnh vảy nến là kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Bạn có nguy cơ bị bệnh vẩy nến cao hơn nếu có thành viên trong gia đình bị bệnh.
  • Thay đổi nội tiết tố: Bệnh thường xuất hiện hoặc bùng phát ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Khi phụ nữ mang thai, các triệu chứng của bệnh giảm dần hoặc thậm chí biến mất. Nhưng sau khi sinh con, bệnh có thể bùng phát trở lại.
  • Stress kéo dài có thể khiến hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn
  • Dùng một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực và bệnh tâm thần, huyết áp cao, tim mạch, sốt rét, thuốc điều trị viêm
  • Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vẩy nến, khiến việc điều trị các triệu chứng bệnh trở nên khó khăn hơn
  • Nghiện rượu nặng: Người nghiện rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đồng thời, nghiện rượu có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình điều trị
  • Bỏng nắng: Ánh sáng mặt trời tự nhiên là tốt cho hầu hết những người bị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, ánh sáng mặt trời có thể làm cho tình trạng của bệnh tồi tệ hơn.
  • Các bệnh nhiễm trùng: Viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm và các vấn đề về da liễu khác.
  • Thời tiết: Bệnh vẩy nến có thể biểu hiện nặng hơn vào mùa đông do không khí khô, ít ánh sáng tự nhiên, nhiệt độ thấp khiến da thiếu độ ẩm.
  • HIV: Vảy nến thường gặp ở giai đoạn đầu HIV và giảm bớt triệu chứng ở những giai đoạn sau.

DẤU HIỆU BỆNH VẢY NẾN

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến.

Các vị trí thường xuất hiện vảy nến là các vùng khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên, sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Thông thường bệnh vảy nến không gây ngứa, ngoại trừ một số trường hợp bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, châm chích, bỏng rát.

Ngoài ra, khi mắc vảy nến, bệnh nhân có biểu hiện về móng như dày sừng dưới móng, tách móng, vàng móng, móng xù xì, rỗ móng,…

Vảy nến ảnh hưởng tới khớp gây ra biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, viêm khớp mạn tính, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn,… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

Vảy nến là bệnh ngoài da thường gặp không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Do đó, bệnh vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc lẫn nhau. Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay, ôm, hôn, dùng chung vật dụng, quần áo với người bị vảy nến mà không cần phải lo lắng gì.

Tuy nhiên, vảy nến được nghiên cứu cho thấy có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bệnh).

ảnh minh họa bệnh vảy nến

PHÂN LOẠI BỆNH VẢY NẾN

Hầu hết mọi người chỉ mắc một dạng bệnh vảy nến trong một thời điểm. Đôi khi, sau khi các triệu chứng biến mất, một loại bệnh vảy nến mới sẽ xuất hiện khi bị kích thích bởi một tác nhân nào đó. Dưới đây là cách để nhận diện được 7 loại vảy nến và cách điều trị.

Vảy nến thể mảng

Vảy nến thể mảng là dạng bệnh phổ biến nhất của vảy nến. Cứ 10 người bị bệnh vảy nến thì có đến khoảng 8 người mắc dạng bệnh này.

* Triệu chứng

Vảy nến thể mảng tạo ra những vùng da bị viêm, ửng đỏ và có lớp vảy bạc màu phủ lên. Những vùng da này gây ngứa ngáy và bỏng rát. Chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, và những nơi mà chúng thường xuất hiện nhất là:

  • Khuỷu tay
  • Đầu gối
  • Da đầu
  • Phần lưng dưới
vảy nến thể mảng

* Điều trị

  • Dùng thuốc tại chỗ: Dùng các loại thuốc bôi vào da sẽ là là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ.
  • Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu): Là liệu pháp sử dụng tia cực tím. Bạn sẽ được trị liệu theo cách này tại văn phòng của bác sĩ hoặc tại nhà với các trang thiết bị quang trị liệu.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân: Chúng có thể được sử dụng bằng cách uống, tiêm, hoặc truyền tĩnh mạch.

Vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt gây ra những đốm nhỏ ửng màu đỏ và hồng trên da. Thường hiện diện ở những nơi như:

  • Phần thân trước
  • Phần trên của tay
  • Đùi
  • Da đầu
vảy nến thể giọt

* Dạng bệnh vảy nến này sẽ ổn định trong vòng một vài tuần, Ở những trường hợp nặng hơn thì sẽ cần đến việc điều trị.

Vảy nến thể đảo ngược

Dạng bệnh vảy nến này thường có những điểm thương tổn ở:

  • Nách
  • Háng
  • Phần da bên dưới vú
  • Xung quanh bộ phận sinh dục và mông
vảy nến thể đảo ngược

Những triệu chứng bao gồm:

  • Những mảng da bị ửng màu đỏ sáng, bóng mượt, nhưng lại không xuất hiện vảy da.
  • Những mảng viêm này sẽ trở nên tệ hơn khi người bệnh đổ mồ hôi và bị cọ xát.

Những tác nhân kích hoạt dạng bệnh vảy nến này thông thường là:

  • Ma sát
  • Đổ mồ hôi

Vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ không phổ biến và chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành. Nó gây ra các nốt mụn bọc mủ được bao quanh bởi vùng da đỏ ửng. Đây là dạng vảy nến rất nghiêm trọng và bệnh nhân mắc bệnh này cần được trợ giúp y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Yếu cơ bắp

Vảy nến đỏ da toàn thân

Đây là dạng vảy nến hiếm gặp nhất nhưng cũng là loại cực kỳ nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân và gây ra những vùng da trải rộng có màu đỏ rực như bị bỏng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa rát và bong tróc da một cách nghiêm trọng
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Thay đổi thân nhiệt

Dạng vảy nến này còn gây ra những thương tổn trầm trọng như: Mất chất đạm và nước, bệnh nhân còn có thể bị nhiễm trùng, viêm phổi hoặc suy tim sưng huyết.

Vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay dễ xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến, làm ảnh hưởng đến các khớp xương của bạn.

Các triệu chứng:

  • Móng đau đớn và dễ bị gãy
  • Móng bị thay đổi màu sắc (thành màu vàng nâu)

Vẩy nến móng tay ảnh hưởng đến các khớp xương của bạn.

vảy nến móng tay

Viêm khớp vảy nến

Là tình trạng khi bệnh nhân mắc cả 2 loại bệnh là vảy nến và viêm khớp. Các triệu chứng:

  • Các khớp cứng và đau. Tệ nhất là vào buổi sáng sớm hoặc sau khi nghỉ ngơi.
  • Các ngón tay và ngón chân sưng tấy.
  • Các khớp có cảm giác nóng và còn có thể bị đổi màu.
viêm khớp vảy nến

BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?

Vảy nến là bệnh lý mạn tính, tiến triển từng đợt và không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Nguyên tắc điều trị bệnh vảy nến là làm giảm bớt triệu chứng, giúp người bệnh đỡ ngứa, da đỡ đỏ và ngăn ngừa bệnh lan rộng, ảnh hưởng tới xương khớp.

Người mắc bệnh vảy nến cần hiểu biết rõ về bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện nay, những điều nên làm và cần tránh nhằm giúp bản thân có thể chung sống hòa bình và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.

Ngoài ra, việc thăm khám với bác sĩ da liễu khi có biểu hiện bệnh vảy nến là cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. HÃY LIÊN HỆ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA DA LIỄU ĐỂ ĐƯỢC KHÁM VÀ QUẢN LÝ BỆNH KỊP THỜI VÀ MANG LẠI HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT.

Những điều cần lưu ý trong việc điều trị:

Bệnh nhân vảy nến không được tự ý dùng thuốc điều trị (đặc biệt là các thuốc đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid),bệnh nhân tuân thủ theo điều trị của bác sỹ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn.

Trong trường hợp chưa sắp xếp được thời gian đi khám ngay nhưng đang nghi hoặc bị vảy nến nhẹ, bệnh nhân có thể thăm khám qua video với bác sĩ da liễu từ xa để được tư vấn phương pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp tại nhà.

Với trường hợp bệnh vảy nến nặng, cách tốt nhất là bệnh nhân cần đi khám trực tiếp tại bệnh viện, phòng khám để được điều trị ngay.

Bệnh nhân nên điều trị sớm để tránh vảy nến ảnh hưởng tới khớp

PHÒNG BỆNH TÁI PHÁT

Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh vảy nến. Người bệnh vảy nến cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong đó nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,…

Những thực phẩm cần bổ sung

* Ngoài ra, Bệnh nhân lưu ý hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…

Những thực phẩm cần hạn chế

Khi chăm sóc da hằng ngày, cần thường xuyên giữ ẩm cho vùng da bị vảy nến bằng cách bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần, ít nhất 3 lần một ngày, bôi ngay sau khi tắm và bất cứ khi nào cảm thấy khô da.

Sống chung với bệnh vẩy nến da đầu

Bệnh vẩy nến da đầu không thể điều trị dứt điểm, chỉ có các phương pháp điều trị giảm các triệu chứng, kiểm soát bùng phát và ngăn ngừa bệnh tái phát. Những người tuân theo kế hoạch điều trị hiếm khi phải chịu đựng bệnh vẩy nến da đầu nghiêm trọng trong thời gian dài.

Ngoài điều trị, các bác sĩ còn đưa ra lời khuyên có giá trị để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt những rắc rối mà tình trạng bệnh lý này mang lại sau mỗi đợt tái phát.

XEM THÊM: TÌM HIỂU VỀ BỆNH LOÉT ÁP-TƠ VÙNG MIỆNG LƯỠI 

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Để đặt lịch khám bệnh cùng bác sĩ tại Trung tâm da liễu thẩm mỹ Hùng Vương cũng như đặt lịch khám chữa bệnh với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Hệ thống y tế Hùng Vương, xin vui lòng liên hệ tổng đài 18009415.

Back To Top