DẤU HIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHÔNG NÊN CHỦ QUAN

- 796 lượt xem - Xương khớp, Y học thường thức

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm dễ nhầm lẫn với biểu hiện của các bệnh lý xương khớp khác. Điều này khiến nhiều người chịu ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng do không điều trị sớm.

 

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

  • Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương
  • Do chấn thương ở vùng lưng
  • Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

 

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm trọng lượng cơ thể (khi cân nặng cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống sẽ càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng) và tác động bởi nghề nghiệp (người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác nặng, sai tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh).

Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất.

Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.

XEM THÊM: TIÊM THẨM PHÂN NGOÀI MÀNG CỨNG ĐIỀU TRỊ ĐAU RỄ THẦN KINH DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM 

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi các rễ thần kinh nối liền với các cơ quan khác bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, lâu ngày gây khó cử động cổ, tay, chân, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.

Trường hợp khối đĩa đệm bị trượt và chèn lên dây thần kinh cánh tay, người bệnh không thể nhấc nổi cánh tay, khó gập duỗi, có thể tê bì hoặc mất cảm giác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khi đĩa đệm chèn ép tủy cổ có thể gây tê liệt và tàn phế. Hoặc khi các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ, các chi teo dần, mất khả năng đi lại.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, đầu tiên, người bệnh được thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân và vị trí tổn thương. Tùy theo tình trạng, người bệnh được chỉ định tham gia một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp cộng hưởng từ, CT scan, X-quang cột sống… để đánh giá chính xác bệnh lý.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tặng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Duy trì chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý.
  • Không mang, khuân vác đồ vật quá nặng để bảo vệ cột sống.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi khớp khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường như đau, tê vùng mông, đùi, chân, đi tiểu khó hoặc tay chân đột ngột yếu đi…

Để tránh những di chứng đáng tiếc xảy ra như teo chân, đứt dây chằng vàng, tổn thương dây thần kinh tọa…các bác sỹ khuyến cáo người dân nên đi khám sớm và được điều trị ngay khi mới mắc thì hiệu quả trị bệnh sẽ cao hơn, thậm chí khỏi hẳn

Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương thực hiện khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất quý khách hàng vui lòng liên hệ Số Hotline theo số: 18009415

Back To Top