SỐT XUẤT HUYẾT – nguy cơ bùng phát thời điểm giao mùa.

- 6 lượt xem - Chưa phân loại

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Tác nhân truyền bệnh  muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe. Hiện nay, sốt xuất huyết được xem là bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe trên toàn cầu mặc dù trước đây từng là một bệnh lành tính và ít xảy ra. Tuy nhiên, trong các thập kỷ gần đây, bệnh xảy ra thường xuyên trên diện rộng hơn và có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

 

Nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn ra theo mùa, thời điểm bùng phát bệnh dịch mạnh nhất là vào mùa mưa.

 

Biện pháp phòng tránh:

Cách tốt nhất để phòng bệnh đó là không để bị muỗi cắn:

Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, màu sắc trung tính;

Sử dụng kem chống muỗi bôi da.

Hạn chế nơi sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng ngày;

Diệt muỗi trong nhà và các khu vực lân cận, vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm, đổ nước đọng trong vật chứa như chum, vại…

Phun thuốc diệt muỗi tại khu trang trại, chuồng nuôi.

Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh?

Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng khoảng 4 – 7 ngày sau khi nhiễm virus. Các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiệt đới khác như bệnh sốt rét. Việc chẩn đoán sớm bệnh rất quan trọng để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp và kịp thời đưa ra giải pháp nếu bệnh tiến triển xấu đi.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh

Triệu chứng ban đầu của bệnh sốt xuất huyết là:

Sốt đột ngột;

Cảm thấy ớn lạnh;

Đau đầu, lưng và các chi;

Đau dây thần kinh;

Ngoài ra còn có thể: Chán ăn, tiêu chảy, phát ban đỏ.

Bệnh nhân có thể sốt cao 41°C và sốt kéo dài từ 3 – 7 ngày.

 

Nên làm gì khi các triệu chứng bệnh xuất hiện?

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không có các triệu chứng lâm sàng kể trên, vì vậy nếu bị sốt kéo dài nên đến các trung tâm y tế để kiểm tra.

Trong trường hợp chưa kịp tới cơ sở y tế, bệnh nhân cần tránh bị mất nước, dùng thuốc hạ sốt và đặc biệt theo dõi nếu xuất hiện các triệu chứng như chảy máu mũi, chảy máu nứu, phát ban. Ngay sau đó cần đưa bệnh nhân tới cơ sở ý tế gần nhất.

 

Điều trị bệnh

Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết tự phát được điều trị đúng cách sẽ không tiến triển thành các dạng nặng hơn hoặc hội chứng sốc xuất huyết. Bệnh nhân cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sau khi triệu chứng sốt đã giảm. Đồng thời:

Sử dụng paracetamol dạng uống để kiểm soát sốt và các cơn đau;

Uống đủ nước;

Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn của Bác sỹ điều trị.

 

Back To Top