SỎI THẬN NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SỚM SẼ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

- 189 lượt xem - Chưa phân loại

Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã được coi là một vùng dịch tễ sỏi. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới trung niên. Tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi. Nam giới có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn nên sỏi thường khó tự đào thải như ở nữ giới.

Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.

Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn. chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc thận.

Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu mà người ta cũng có thể gọi tên hoặc phân loại sỏi:

  • Sỏi thận là sỏi tiết niệu nằm ở thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể thận.
  • Sỏi niệu quản: do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.
  • Sỏi bàng quang: 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo
  • Sỏi niệu đạo: khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây.

XEM THÊM: BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG-BỆNH NHÂN CÓ SỎI THẬN KÍCH THƯỚC LỚN ĐƯỢC THỰC HIỆN NỘI SOI TÁN SỎI ỐNG MỀM THÀNH CÔNG

Các loại sỏi thận

Sỏi vô cơ

  • Sỏi oxalate calcium: hay gặp màu đen, gai góc, cản quang rõ.
  • Sỏi phosphate calcium: có màu vàng nhạt hoặc trắng bẩn, dễ vỡ.
  • Sỏi carbonate calcium: có màu trắng như màu phấn, mềm, dễ vỡ.

Sỏi hữu cơ

  • Sỏi acid Uric: màu trắng gạch cua, có thể không cản quang mềm và hay tái phát.
  • Sỏi cystin: nhẵn, màu vàng nhạt, mềm, hay tái phát.
  • Sỏi struvite: (ammonia magnesium-phosphate) màu vàng trắng, thường do nhiễm khuẩn đường niệu loại vi khuẩn Proteus.

Những nguyên nhân nào gây sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Uống nước quá ít: Khi chúng ta uống không đủ nước thì lượng nước tiểu sẽ ít hơn, đậm màu hơn, cô đắc hơn và rất dễ dẫn đến hiện tượng lắng cặn, kết tinh khoáng chất và hình thành sỏi.

Một số dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, chẳng hạn như thận, bàng quang, niệu quản: Những bất thường này sẽ có thể khiến cho nước tiểu không thể thoát hết ra bên ngoài và có xu hướng tích trữ lâu hơn trong cơ thể, theo thời gian sẽ tạo ra tình trạng sỏi thận.

Các trường hợp mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa trong bàng quang,… cũng dễ khiến cho nước tiểu đọng ở khe kẽ và tạo sỏi.

Một số bệnh nhân gặp phải chấn thương và không thể đi lại được trong một thời gian dài cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Vì một lý do nào đó khiến bạn bị viêm đường tiết niệu lâu ngày, bệnh tái phát nhiều lần,… Những trường hợp này cũng cần phải lưu ý nhiều hơn về tình trạng sỏi thận. Vì khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, chúng có thể tạo mủ, lắng đọng những chất bài tiết ở đường tiết niệu và tạo sỏi.

Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh lâu dài cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một nguyên nhân cũng rất phổ biến khác có thể gây hình thành sỏi thận chính là do thói quen ăn uống không hợp lý. Đặc biệt, khi ăn quá nhiều những thực phẩm giàu Oxalat kết hợp với canxi sẽ dẫn đến hình thành sỏi canxi-oxalat. Một số thực phẩm này bao gồm, rau chân vịt, cần tây, củ dền, cải xoăn,… Bên cạnh đỏ, ăn nhiều muối, uống nước có gas thường xuyên, hoặc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Khi sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn chống đối

Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu vướng sỏi sẽ gia tăng co bóp để đẩy viên sỏi ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên đều chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực đột ngột đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này bệnh nhân thường biểu hiện bởi những cơn đau bão thận điển hình.

Giai đoạn giãn nở

Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối. Sau khoảng 3 tháng mà không đẩy được sỏi ra ngoài, niệu quản, bể thận và đài thận ở trên vị trí tắc sẽ bị giãn nở. Nhu động niệu quản bị giảm

Giai đoạn biến chứng

Viên sỏi lâu không di chuyển do bị bám dính vào niêm mạc. Niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Giai đoạn này, chức năng thận sẽ bị suy giảm dần. Thận bị ứ nước. Và nếu có nhiễm trùng sẽ còn có tình trạng ứ mủ.

Sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu, là một yếu tố thuận lợi cho việc tái nhiễm trùng. Để lâu ngày, sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và dẫn đến suy thận mạn tính.

Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa Hùng Vương – địa chỉ tin cậy phẫu thuật các bệnh lý về sỏi thận, sỏi tiết niệu…
 Với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và chuyên môn cao cùng trang thiết bị y tế hiện đại, phòng phẫu thuật vô khuẩn một chiều Khoa Ngoại tổng hợp đã thực hiện phẫu thuật hàng nghìn ca bệnh khó về hệ tiết niệu.
 Các bác sĩ tại khoa không ngừng cập nhật các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh mang lại hiệu quả, không đau, bảo đảm thẩm mỹ. Hơn nữa, việc áp dụng khoa học công nghệ còn giúp rút ngắn thời gian nằm viện ngắn, giúp giảm mệt mỏi, lo lắng điều trị của bệnh nhân.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất
Back To Top