Sốt xuất huyết Dengue: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

- 79 lượt xem - Bệnh truyền nhiễm, Y học thường thức

Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

Sốt xuất huyết Dengue (Dengue fever) là gì?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt.

Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện như thế nào?

Bệnh gồm 4 giai đoạn:
– Giai đoạn ủ bệnh kéo dài 3 – 14 ngày sau khi bị muỗi đốt, thường không có biểu hiện gì.
– Giai đoạn sốt thường kéo dài 3 ngày, các dấu hiệu có thể gặp là: Sốt cao đột ngột (≥38,5°C), nhức đầu, nhức hai hố mắt, buồn nôn, nôn mửa, đau cơ, đau khớp, phát ban dát hoặc dát sẩn thoáng qua.
– Giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, các dấu hiệu có thể gặp: Bệnh nhân có thể đỡ sốt, nhưng cảm thấy mệt nhiều hơn. Xuất hiện các “dấu hiệu cảnh báo” về như li bì hoặc kích thích, đau bụng vùng gan, nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, suy đa tạng, …
– Giai đoạn phục hồi thường kéo dài 2 – 4 ngày, bệnh nhân hết sốt, đỡ mệt, có thể xuất hiện ban đỏ dưới da, ngứa. Ở người lớn có thể mệt mỏi kéo dài vài ngày đến vài tuần sau khi hồi phục.

Sốt xuất huyết Dengue có nguy hiểm không?

Có, sốt xuất huyết Dengue rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng như:
– Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não
– Sốc mất máu
– Suy đa tạng
– Tràn dịch đa màng
– Hôn mê, tử vong
Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khi có bất kỳ “dấu hiệu cảnh báo” nào sau đây:
– Thay đổi về ý thức: Vật vã, kích thích hoặc li bì
– Đau bụng hạ sườn phải
– Nôn nhiều, không ăn uống được
– Tiểu ít hơn bình thường
– Đau đầu trở nên dữ dội hơn
– Biểu hiện xuất huyết: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, ra máu âm đạo bất thường, tiểu đỏ, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…
Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm khác:

 Các biện pháp dự phòng Sốt xuất huyết Dengue

– Bảo vệ cá nhân khỏi nhiễm virus:
+ Dùng thuốc chống muỗi để ngăn ngừa muỗi đốt
+ Dùng màn, rèm có tẩm hóa chất diệt muỗi
+ Phun thuốc diệt côn trùng ngoài môi trường
+ Mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt
– Kiểm soát muỗi truyền bệnh
+ Xử lý ao tù nước đọng, khơi thông cống rãnh.
+ Sử dụng sinh vật ăn ấu trùng muỗi trong nước như thả cá
– Vắc xin: Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu, Việt Nam đang nghiên cứu và trong quá trình thử nghiệm.
Phác đồ điều trị chuẩn của cục Y tế dự phòng:
Back To Top