SƠ CỨU ĐỘT QUỴ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG CÁCH

- 5142 lượt xem - Chưa phân loại, Thần kinh, Y học thường thức

Đột quỵ là một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm nhất, gây tỉ lệ tử vong và biến chứng cao. Sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ đúng cách và cấp cứu càng sớm thì bệnh nhân đột quỵ càng có khả năng hồi phục cao, giảm nguy cơ tử vong và di chứng sau đột quỵ.

1.Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não, khiến tế bào não tại khu vực nhất định không nhận được đủ oxy và chất thiết yếu từ máu. Thời gian đột quỵ não càng dài, số lượng tế bào não ảnh hưởng càng cao và sẽ chết dần theo thời gian. Thường sau vài phút không tái lập được toàn hoàn não, cứ 1 phút trung bình có khoảng 1,9 triệu nơ-ron thần kinh chết và liên tục trong vài giờ.

Có hai dạng đột quỵ não dựa theo nguyên nhân là xuất huyết não và thiếu máu não cục bộ, trong đó thiếu máu não thường xảy ra hơn. Biến chứng thường xuất hiện do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu hoặc tắc hẹp mạch máu do chấn thương, xơ vữa động mạch,…

Như vậy, thời gian là yếu tố quyết định đến tính mạng của người bệnh đột quỵ, sơ cứu đúng cách sớm giúp tái lập tuần hoàn máu sớm, giảm số lượng tế bào não chết.

Tùy vào mức độ và vị trí não tổn thương sau đột quỵ mà người bệnh có thể gặp những biến chứng khác nhau, thường gặp như:

Rối loạn nhận thức

Trí nhớ thường bị ảnh hưởng đầu tiên với mức độ khác nhau, người bệnh thường hay quên, sa sút trí tuệ, không tỉnh táo.

Liệt

Đột quỵ não có thể gây liệt nửa người hoặc liệt các chi, có thể phục hồi một phần hoặc không khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể hỗ trợ phục hồi khả năng vận động song còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

AppleMark

Lưu ý khi sơ cứu đột quỵ

Trong vòng vài phút, nếu không có các biện pháp tái lập tuần hoàn não để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (qua đường máu) cho các tế bào não, chúng sẽ bắt đầu chết (trung bình 1,9 triệu nơ-ron bị chết/phút) và tiếp diễn liên tục trong vài giờ.

Sơ cứu đột quỵ càng nhanh càng tốt – điều trị càng sớm, càng giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhân đột quỵ não do huyết khối, việc điều trị phải được tiến hành trong vòng 1 giờ đầu tiên.

Khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái từ từ mất ý thức và sự tỉnh táo, thậm chí là hôn mê sâu. Hãy áp dụng những lưu ý dưới đây để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân đột quỵ:

Cần gọi người trợ giúp và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

XEM THÊM: NHỮNG DI CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA SAU CƠN ĐỘT QUỴ

Hướng dẫn các bước sơ cứu đúng cách

Gọi ngay xe cứu thương

Nếu người bệnh có những biểu hiện của đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Thay vì hoảng loạn, bạn cần phải giữ bình tĩnh và chờ đợi sự giúp đỡ từ các bác sĩ. Giữ người bệnh trong tư thế thoải mái và an toàn:

– Khi phát hiện người bị đột quỵ, hãy để họ nằm nghiêng sang một bên, đầu ngẩng hơi cao một chút để đề phòng người bệnh muốn nôn ói.

– Kiểm tra nhịp tim: Bạn cần kiểm tra xem người bệnh còn thở hay không. Nếu phát hiện nhịp thở của họ đang yếu dần, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo.

– Nếu nhận thấy người bệnh gặp khó khăn trong hô hấp, hãy nới lỏng áo quần, tháo khăn quàng, cà vạt hay thắt lưng,…

Tư thế nằm nghiêng an toàn là biện pháp sơ cứu đột quỵ đầu tiên

Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

– Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp. Do đó nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

– Nếu bệnh nhân còn tỉnh:

+ Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.

+ Lập tức gọi cấp cứu, đưa người bệnh tới bệnh viện.

Hô hấp nhân tạo 

Việc hô hấp nhân tạo đúng cách sẽ giúp sơ cứu đột quỵ, duy trì nhịp thở

Giao tiếp với bệnh nhân

Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến, hãy bình tĩnh nói chuyện với người bệnh để giúp não tỉnh táo, tránh rơi vào hôn mê sâu.

Hạn chế di chuyển cơ thể người bệnh

Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện đau đớn ở bộ phận nào trên cơ thể, người sơ cứu cần phải tránh động vào phần đó. Hãy để nhân viên y tế chịu trách nhiệm di chuyển người bệnh nhằm không gây ra thêm bất kỳ thương tổn nào.

Gói tầm soát và kiểm tra sức khỏe của BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG được đánh giá là giải pháp toàn diện giúp người dân có cơ hội kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn như phình mạch máu não, thiếu máu não, bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… Từ đó có biện pháp kiểm soát sớm, ngăn đột quỵ xảy ra, bảo vệ tính mạng.

Để được tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 18009415

 

Back To Top