Những phát minh hữu ích “giải cứu” trái đất

- 7 lượt xem - Chưa phân loại

Những phát minh và ý tưởng này được kỳ vọng sẽ mang lại tác động to lớn và mở ra một tương lai mới cho môi trường sống của con người.

1. Vòi tắm hoa sen tiết kiệm nước

nhung-phat-minh-huu-ich-giai-cuu-trai-dat-1

Ảnh: Nebia

20 lít là thể tích nước trung bình bạn sử dụng chỉ với 8 phút tắm khi sử dụng vòi tắm hoa sen thông thường. Lượng nước này sẽ chuyển từ sạch sang bẩn ngay khi bạn tắm.

Nhà sản xuất Nebia đã nghiên cứu và chế tạo ra loại vòi hoa sen tiết kiệm được lên đến 70% lượng nước bạn sử dụng trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả làm sạch và trải nghiệm tắm thư thái. Nhờ đó, hóa đơn tiền nước nhà bạn cũng như lượng nước thải ra môi trường giảm đi đáng kể.

2. Hệ thống dọn rác trên biển

nhung-phat-minh-huu-ich-giai-cuu-trai-dat-2

(ảnh: The Ocean Cleanup)

Ocean Cleanup là tổ chức kỹ thuật môi trường phi chính phủ có trụ sở tại Hà Lan, phát triển công nghệ khai thác ô nhiễm nhựa từ các đại dương. Dự án Ocean Cleanup được thử nghiệm ở bờ biển Bắc, hình thức là một vòng cao su rộng để chặn lại rác thải trôi nổi ở Thái Bình Dương, lợi dụng các dòng hải lưu và gom rác lại một chỗ.

Ý tưởng được khởi tạo bởi chàng trai Boyan Slat người Hà Lan khi mới 18 tuổi. Hiện nay số lượng thành viên trong nhóm The Ocean Cleanup bao gồm hơn 80 kỹ sư, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nhà lập mô hình tính toán, họ làm việc hàng ngày để loại bỏ rác thải nhựa trôi nổi trên đại dương. Cứ khoảng 1 tháng, tàu sẽ đến và lấy rác đi tái chế.

3. Seabin – Thùng rác cho biển

nhung-phat-minh-huu-ich-giai-cuu-trai-dat-3

Thùng rác cho biển

Seabin là loại thùng rác trôi nổi trong nước tại bến du thuyền, bến cảng, câu lạc bộ du thuyền và cảng thương mại. Seabin di chuyển lên xuống trong phạm vi thủy triều thu gom tất cả các loại rác đang trôi nổi. Nước được hút vào từ bề mặt và đi qua một túi lưới bắt rác bên trong, cùng với một máy bơm nước chìm có khả năng thay thế và cắm trực tiếp vào ổ cắm điện. Sau đó, nước được bơm trở lại vào bến du thuyền để lại rác và các mảnh vụn bị mắc kẹt trong túi bắt. Ngoài ra seabin có khả năng “bắt” dầu và chất ô nhiễm trôi nổi trên mặt nước.

Seabin được bắt đầu với hai người Úc trẻ, Pete Ceglinski – Nhà thiết kế sản phẩm và đóng thuyền, Andrew Turton làm việc trong ngành hàng hải, cùng chung đam mê chèo thuyền và lướt sóng, nhưng chuyến đi của họ bị xáo trộn bởi những mảnh nhựa, tàn thuốc lá, giấy nổi và vết dầu diesel. Ban đầu họ gom rác thải bằng tay, nhưng thấy đây không phải là một giải pháp hợp lý, và họ nảy ra ý tưởng “Nếu chúng ta có thể để thùng rác trên mặt đất, tại sao không thể để chúng ở biển”.

4. Nội thất thủ công thân thiện với môi trường

nhung-phat-minh-huu-ich-giai-cuu-trai-dat-4

Ảnh: Manufract

Nội thất gỗ luôn được ưa chuộng và gợi ý tuyệt vời cho việc trang trí ngôi nhà, nhưng giá thành mua sản phẩm gỗ như tủ sách, tủ giày, giá để đồ,… lại khá cao, và mài mòn vào hệ thống cây xanh của trái đất. Tại Đức, một công ty thiết kế nội thất Manufract đã chế tạo ra những sản phẩm thủ công từ mảnh vỡ của gỗ và nhựa sinh thái.

Vậy, thay vì những mảnh gỗ vỡ bị vứt đi, người ta tái sử dụng và biến nó trở thành vật dụng trang trí xinh đẹp cho ngôi nhà, thậm chí trở nên tinh tế. Càng ngày càng nhiều người quan tâm đến các sản phẩm tái chế, và liên tiếp trên Thế giới thậm chí tại Việt Nam có những cộng đồng quan tâm và sáng tạo ra sản phẩm dựa trên những đồ bỏ đi.

5. Bếp đun bằng năng lượng mặt trời

nhung-phat-minh-huu-ich-giai-cuu-trai-dat-5

Bếp đun dạng parabol được sử dụng tại Vĩnh Phúc

Các loại bếp nấu sử dụng năng lượng mặt trời này rất phù hợp với người dân vùng nông thôn nơi mà chất đốt chủ yếu là rơm rạ và củi… nhằm tiết kiệm năng lượng bảo vệ sức khoẻ và môi trường. Các loại bếp này đã được triển khai rộng rãi và được người dân rất ủng hộ ở Vĩnh Phúc. Với một hộ gia đình nếu dùng một bếp Parabol có thể tiết kiệm được từ 150.000 – 300.000 đồng/ tháng. Không những thế, sáng kiến này còn giúp giảm thiểu đáng kể nguồn năng lượng tiêu thụ cho việc đun nấu và bảo vệ môi trường khỏi khói bụi thải ra từ việc đun nấu bằng rơm rạ của người dân địa phương. Đây là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu, triển khai ứng dụng thiết bị năng lượng mặt trời tại vùng nông thôn, miền núi tỉnh Vĩnh Phúc” do Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện.

6. Sản phẩm vi sinh phân hủy hoàn toàn (compostable) thay cho túi nilon và sản phẩm nhựa thông thường

nhung-phat-minh-huu-ich-giai-cuu-trai-dat-6

Túi vi sinh phân hủy hoàn toàn do Việt Nam sản xuất

Tại các nước phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Úc, Newzealand…, người tiêu dùng không còn xa lạ gì với sản phẩm vi sinh phân hủy hoàn toàn (compostable). Sản phẩm vi sinh phân hủy hoàn toàn có hình dáng bên ngoài giống sản phẩm túi nilon hoặc các sản phẩm nhựa thông thường, nhưng lại sở hữu đặc tính ưu việt có thể tự hủy trong vòng 6 tháng -1 năm với điều kiện chôn lấp tự nhiên hoặc ủ công nghiệp. Điều đó có được nhờ thành phần nguyên liệu từ tinh bột bắp (ngô) PLA, nguyên liệu tự hủy sinh học PBAT hoàn toàn thân thiện với môi trường sống và sức khỏe con người

Back To Top