Những nguyên nhân gây đau đầu và cách khắc phục Read more: http://www.benh.vn/suckhoe/Nhung-nguyen-nhan-gay-dau-dau-va-cach-khac-phuc/168/4182/23-11-2013.htm#ixzz2lXjBdKKB

- 5 lượt xem - Chưa phân loại

Để làm giảm các cơn đau đầu chúng ta thường sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ mang lại những tác dụng phụ khó lường.

Vậy, các nguyên nhân gây đau đầu? Cách khắc phục và điều trị?

Cấu tạo bộ não

Não người là phần trên, trước nhất của hệ thần kinh trung ương và là cơ quan chủ yếu trong điều hành hệ thần kinh ngoại vi. Bên trong não là một hệ thống mạng nơ-ron phức tạp và một số tuyến nội tiết. 

Một số nơ-ron tiếp nhận thông tin từ cơ thể (từ giác quan như: mắt, mũi, tai, lưỡi, da, từ hệ thần kinh ngoại vi và từ nhiều các cơ quan khác theo tủy sống lên não). Một số khác có nhiệm vụ điều khiển tất cả các cơ quan khác của cơ thể (nhịp tim, nhịp thở, bắp thịt tạo di chuyển,…). Các tuyến nội tiết trong não tiếp nhận và phóng thích các hormone tạo liên hệ chắt chẽ với các tuyến nội tiết khác trong cơ thể.

 

Bộ não con người (Ảnh minh họa)

Não còn có chức năng tạo những hoạt động cao cấp như: suy nghĩ, tính toán, phán xét, trừu tượng, tưởng tượng….

Thế nào là đau đầu?

Ðau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong nhiều bệnh. Đau đầu khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc…

Triệu chứng

+ Nhức đầu.

+ Đau vùng vùng trán.

+ Đau ở ngay phía trên hai mắt.

+ Đau hai bên thái dương.

+ Đau sau gáy…

 

Triệu chứng đau đầu: đau hai bên thái dương, sau gáy…(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây đau đầu

Công việc

Công việc là một trong những nguyên nhân gây đau đầu. Bất kỳ điều gì làm tăng mức độ stress đều có thể gây ra chứng đau đầu (do căng thẳng hoặc đau nửa đầu).

Phương pháp hạn chế:

+ Sắp xếp công việc hợp lý.

+ Giành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.

Thời tiết nóng

Khi nhiệt độ lên cao, chứng đau nửa đầu hoặc các chứng đau đầu khác cũng sẽ phát triển theo (mùa hè thời tiết nóng bức, bệnh đau đầu xuất hiện nhiều hơn)

Phương pháp hạn chế:

+ Mang áo chống nắng, đeo kính…để bảo vệ cơ thể dưới ánh nắng mặt trời.

+ Hạn chế ra đường từ 12h đến 15h (khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất trong ngày)

Thay đổi giờ ngủ

Nhịp sinh học sẽ bị mất cân bằng nếu như giờ ngủ bị thay đổi.

Phương pháp hạn chế:

+ Đi ngủ đúng giờ (không ngủ muộn hoặc sớm hơn so với thường ngày)

+ Duy trì giờ ngủ cố định, không ngủ quá nhiều hoặc quá ít

 

Ngủ không đúng giờ là nguyên nhân gây bệnh đau đầu (Ảnh minh họa)

Cà phê

Cà phê làm co thắt các mạch máu và gây ra hiện tượng đau đầu.

Phương pháp hạn chế:

+ Giảm chất và lượng cà phê uống mỗi ngày.

+ Chỉ nên uống café từ 3 đến 5 lần/tuần.

Uống rượu, bia

Rượu làm cơ thể bị mất nước và giảm lượng đường trong máu, làm giãn nở mạch máu.

Phương pháp hạn chế:

+ Không nên uống rượu.

+ Nếu phải uống rượu (tiếp khách, lễ, tết…) nên uống nhiều nước để làm loãng nồng độ cồn trong máu.

Các hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất quá sức đôi khi cũng gây kích thích và dẫn tới đau đầu.

Phương pháp hạn chế:

+ Khởi động trước khi tập.

+ Chọn loại hình phù hợp với thể lực.

+ Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

+ Không tập quá sức.

 

Đau đầu do tập thể dục quá sức (Ảnh minh họa)

Mùi thơm đậm đặc

Những mùi đậm đặc, thậm chí là mùi dễ chịu, cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu ở nhiều người, bởi mùi hương có thể gây kích thích hệ thần kinh.

Phương pháp hạn chế:

+ Không sử dụng nước hoa, nước xịt phòng và một số loại hoa…đối với những người thường xuyên đau đầu.

Phụ kiện của tóc

Các trang điểm cho tóc: buộc đuôi ngựa chặt, đeo băng đô, tết bím, đội mũ chật có thể làm căng các mô liên kết trong da đầu gây đau đầu.

Phương pháp hạn chế:

+ Không nên buộc tóc, băng đô…quá chặt ảnh hưởng đến sự lưu thông máu.

+ Thường xuyên massage da đầu.

Nghe điện thoại

Nghe điện thoại quá lâu, kẹp điện thoại giữa tai và vai để nói chuyện kéo dài hơn vài phút có thể gây mỏi cổ và dẫn đến đau đầu.

Phương pháp hạn chế:

+ Không gọi điện thoại quá lâu.

+ Sử dụng tai nghe, hoặc bật loa ngoài.

 

Sử dụng tai nghe, không nghe điện thoại quá lâu….để giảm thiểu đau đầu (Ảnh minh họa)

Hút thuốc

Hút thuốc là một nguyên nhân gây đau đầu, không chỉ ở người hút mà cả người ngửi mùi thuốc lá. Khói thuốc chứa chất nicotine vốn làm co các mạch máu trong não.

Phương pháp hạn chế:

 + Bỏ thuốc lá.

+ Giảm sự tiếp xúc với khói thuốc.

Bỏ bữa

Đau đầu do bị đói thường không rõ ràng. Nếu bỏ bữa, sẽ gây đau đầu do lượng đường trong máu giảm.

Phương pháp hạn chế:

+ Không bỏ bữa (kể cả bữa sáng).

Các dấu hiệu đau đầu cảnh báo nguy hiểm

+ Sốt.

+ Đau cơ.

+ Sụt cân.

+ Đau thường xuyên.

+ Đau tăng khi rặn, ho, sinh hoạt tình dục…

 

Sốt, tụt cân…khi đau đầu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Lưu ý:

Đau đầu thay đổi về cường độ, tần số, đặc tính… đáp ứng kém với điều trị và có các dấu hiệu bất thường như: lừ đừ, liệt mặt, yếu tay chân, nhìn đôi, đi không vững… là biểu hiện của các căn bệnh: huyết áp, tim mạch, đột quỵ, u não…

Khi đau đầu cần phải làm gì

+ Nằm nghỉ trong phòng tối yên tĩnh, nhắm mắt lại.

+ Dùng ngón tay cái xoa từ tai tới gáy (phần dưới sọ) và day nhẹ hai bên thái dương.

+ Tĩnh tọa.

+ Không suy nghĩ.

+ Thở sâu, hít vào đều đặn…

 

Nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, massage nhẹ nhàng…giúp hạn chế đau đầu (Ảnh minh họa)

+ Có thể kết hợp với việc tắm nước ấm hay đắp một khăn tẩm nước lạnh lên mắt.

+ Uống các loại thuốc giảm đau (theo chỉ định của bác sỹ).

+ Nếu bị đau đầu liên tục,  đau trong một thời gian dài, hoặc cảm thấy bị đau nhức khác thường so với những lần đau trước thì đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám.

Lưu ý:

Để đề phòng đau đầu, cần ghi chép lại thời gian đau đầu, các triệu chứng bệnh lúc sắp bị đau để kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt, lối sống và thuốc cho phù hợp.

Cách giảm đau đầu trong dân gian

Chườm nước đá

+ Sử dụng nước đá để chườm lên trán.

+ Dùng một chiếc khăn lạnh trườm lên trán trong 10 phút.

 

Chườm đá để giảm đau đầu (Ảnh minh họa)

Mục đích:

+ Trán sẽ được gây tê giúp giảm đau, các mạch máu co lại, tuần hoàn máu được cải thiện (rất hữu ích đối với chứng bệnh đau nửa đầu, đau do viêm xoang)

Chườm nước nóng

+ Sử dụng khăn nóng đắp lên sau cổ hoặc tắm nhanh bằng nước nóng.

 Mục đích:

+ Chườm nóng để việc lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

Uống nước chanh

+ Chanh có tác dụng rất tốt trong điều trị đau đầu, lưu ý pha ấm.

Mục đích:

Giàm mức độ đau đầu, đặc biệt đau đầu do khí trong dạ dày gây ra.

Đắp lá trầu tươi

+ Xay nhuyễn 2-3 lá trầu tươi.

+ Sử dụng hỗn hợp trầu tươi  đắp lên trán trong 30 phút.

 

Đắp hỗn hợp lá trầu tươi giã nhỏ để giảm đau đầu (Ảnh minh họa)

Uống trà gừng

+ Uống trà gừng 3-4 lần một ngày.

Mục đích:

+ Gừng có tính kháng viêm có thể giúp giảm đau đầu nhanh và hiệu quả.

Phương pháp hạn chế đau đầu trong cuộc sống thường ngày

Chế độ ăn uống

+ Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin, các nhóm rau củ quả.

+ Không uống rượu, bia, thuốc lá, các thực phẩm có chứa cà phê, chocolate…

+ Hạn chế sử dụng các loại:, phômai, sôcôla, thức ăn có nhiều mỡ, chanh, giấm, thịt muối, bột ngọt, hành, tỏi, rượu đỏ…

Lối sống

+ Tập thể dục đều đặn.

+ Sắp xếp công việc khoa học: thời gian ăn, ngủ, nghỉ hợp lý.

+ Giữ gìn tinh thần vui vẻ.

+ Lưu ý tư thế của đầu cổ khi sinh hoạt.

Tiến sĩ Lê Văn Tuấn, Phó chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM

 “Nguyên nhân đau đầu thường do hai nhóm chính: nguyên phát và thứ phát. Đau đầu nguyên phát là trường hợp đau mà không có nguyên nhân cụ thể nào được chẩn đoán, thường có khuynh hướng giảm dần sau 40 tuổi. Đau đầu nguyên phát ở người lớn tuổi là loại đau đầu, thường là: đau đầu migraine (đau nửa đầu), đau đầu loại căng thẳng (thường gặp nhất với tỷ lệ 44,5%), đau đầu cụm, đau đầu liên quan đến giấc ngủ…

Đau đầu thứ phát là trường hợp đau do nguyên nhân cụ thể như u não, viêm mạch máu… Đau đầu thứ phát thường gặp ở người lớn tuổi, với nguy cơ cao gấp mười lần so với người trẻ. 

Khoảng 15% người lớn tuổi khi mới bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như u não, xuất huyết màng não, viêm động mạch thái dương (thường gặp ở người có triệu chứng đau nhiều cơ do thấp khớp), đau thần kinh tam thoa, tụ máu dưới màng cứng não (thường do chấn thương đầu), tụ máu mãn tính dưới màng cứng thường gặp ở người lớn tuổi do teo não, dùng aspirin hay các thuốc kháng đông vì bệnh lý khác. Trong khi đó, chỉ khoảng 1,5% người dưới 65 tuổi lần đầu bị đau đầu do các nguyên nhân tương tự”.

Lời kết

Thời tiết thay đổi, áp lực công việc căng thẳng, kinh doanh gặp khó khăn, buồn phiền …là nguyên nhân khiến chúng ta thường bị đau đầu. Đau đầu được coi là căn bệnh của người lớn tuổi nhưng hiện nay chứng đau đầu xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người trẻ, những người làm việc trong khối văn phòng tỷ lệ đau đầu đang ra tăng…

Vì vậy, để hạn chế tình trạng đau đầu chúng ta cần có một lối sống khỏe mạnh và chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng: tập thể dục đều đặn, hạn chế stress, ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các nhóm giàu vitamin và khoáng chất…

Back To Top