Những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ tổng quát hàng năm

- 18 lượt xem - Chưa phân loại

Tìm hiểu về khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát là chương trình khám bệnh toàn diện các bộ phận trên cơ thể con người từ: mắt, tai, mũi, họng, điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm bụng,..

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ có lợi gì?

+ Tầm soát bệnh.

+ Bảo trì sức khỏe hàng năm.

+ Kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tránh các biến chứng do bệnh gây ra.

+ Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp hơn.

+ Nâng cao tuổi thọ…

 

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ để nâng cao tuổi thọ… (Ảnh minh họa)

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ ở đâu?

+ Bệnh viện trung ương.

+ Bệnh viện thành phố, quận, huyện.

+ Các trung tâm y tế,..

 

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ ở các bệnh viện, trung tâm y tế… (Ảnh minh họa)

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ bao gồm:

1. Kiểm tra các thông số chung: mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao.

2. Kiểm tra thị lực.

3. Khám lâm sang.

4. Xét nghiệm máu: công thức máu, đường máu khi đói, mỡ trong máu, chức năng gan, chức năng thận, viêm gan siêu vi B.

5. Tổng phân tích nước tiểu.

6. Chụp XQ phổi.

7. Siêu âm bụng tổng quát.

8. Đo điện tâm đồ.

9. Khám phụ khoa, tầm soát ung thư cổ tử cung (nữ).

10. Chụp nhũ ảnh, tầm soát ung thư vú (nữ trên 40 tuổi).

11. Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến (nam trên 50 tuổi)

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ theo lứa tuổi

Tuổi từ  20-30: 

+ Khám và làm các xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan A, B, C, giang mai, bệnh lậu…

+ Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và chức năng sinh sản ở nam và nữ.

Tuổi từ  30-40:

+ Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, gút, tiểu đường…

 

Nữ tuổi trung niên đo mật độ loãng xương, khám phụ khoa…(Ảnh minh họa)

+ Đối với nam giới, kiểm tra chức năng gan, phổi nếu uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên..

+ Phụ nữ cần khám phụ khoa, đo mật độ loãng xương …

Tuổi từ  40-60:

+ Tầm soát các bệnh về ung thư tử cung, dạ dày, ung thư vòm họng…

Những lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ

+ Không ăn sáng, uống các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê…  để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.

+ Nếu siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong (nước tiểu trong bàng quang giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam).

+ Nếu nội soi dạ dày, cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày.

 

Không uống trà, cà phê để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu (Ảnh minh họa)

+ Không khám phụ khoa nếu trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai.

+ Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa).

+ Phụ nữ mang thai không chụp X-quang.

+ Các trường hợp siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.

+ Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng, vùng kín sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.

+ Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, bệnh sử và nhu cầu của từng cá nhân để chọn chương trình khám phù hợp.

+ Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe để chọn thời gian khám định kỳ: 6 tháng/lần, 1 năm/lần, 2 năm/lần…

Lời kết

Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, do đó việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thông qua  việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm là việc làm cần được quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đến các cơ sở y tế là để khám bệnh, chữa bệnh hoặc chỉ đến khám khi có vấn đề bất thường về sức khỏe… Nhiều người vẫn còn e ngại và chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ.

Khám sức khỏe định kỳ hàng năm giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh trong giai đoạn khởi phát, đặc biệt đối với  những bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ… giúp bệnh nhân giảm đau đớn, kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, hàng năm chúng ta nên đi khám sức khỏe tại các bệnh viện, trung tâm y tế …để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

Back To Top