Những điều cần biết về bệnh suy giáp

- 4 lượt xem - Chưa phân loại
  1. Tổng quan
          Suy giáp là 1 tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp quan trọng.

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ từ 60 tuổi trở lên nhiều khả năng bị suy giáp nhất. Suy giáp làm rối loạn các phản ứng hóa sinh bình thường của cơ thể. Nó hiếm khi gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh, tuy nhiên qua thời gian, nếu không điều trị bệnh suy giáp có thể gây ra 1 số vấn đề sức khỏe, như béo phì, đau khớp, suy tim.
  1. Triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp thay đổi phụ thuộc vào mức độ suy giảm của hormon tuyến giáp. Nhưng nhìn chung, các triệu chứng của suy giáp tiến triển từ từ, thường vài năm.

Đầu tiên, bạn có thể sẽ mệt mỏi, sụt cân, hoặc trông có vẻ già hơn. Nhưng khi chuyển hóa cơ thể của bạn tiếp tục giảm xuống, bạn có thể sẽ thấy nhiều dấu hiệu và triệu chứng hơn. Các triệu chứng suy giáp có thể gồm
  • Mệt mỏi
  • Tăng tính nhậy cảm với lạnh
  • Táo bón
  • Khô da
  • Sụt cân
  • Béo mặt
  • Khàn giọng
  • Yếu cơ
  • Tăng nồng độ Cholesterol máu
  • Đau cơ, cứng gân
  • Đau, cứng, sưng khớp
  • Rối loạn kinh nguyệt hàng tháng
  • Tóc mỏng
  • Nhịp tim chậm
  • Buồn chán
  • Suy giảm trí nhớ
Khi bệnh suy giáp không được điều trị, dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ tiến triển nặng lên. Sự kích thích liên tục tuyến giáp sản xuất hormon có thể dẫn đến sự to lên của tuyến giáp (bướu giáp). Thêm vào đó, bạn có thể cảm thấy quên nhiều hơn, suy nghĩ có thể chậm lại, cảm thấy chán nản nhiều hơn.

Nếu sự hoạt động của tuyến giáp suy giảm nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm hạ huyết áp, giảm nhịp thở, hạ thân nhiệt, đồng tử phản xạ kém.

     Suy giáp ở trẻ sơ sinh

Mặc dù suy giáp thường xảy ra ở người trung niên hoặc phụ nữ lớn tuổi, nhưng một số trường hợp cũng có thể xảy ra ở các đối tượng khác kể cả trẻ sơ sinh. Các trẻ sơ sinh có thể sinh ra mà không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động không đúng chức năng. Những trẻ sơ sinh có vấn đề về tuyến giáp có thể có những vấn đề sau:
  • Vàng da và củng mạc mắt
  • Lưỡi dày, dài
  • Mặt tròn
Nếu không phát hiện và điều trị, trẻ có thể gặp vấn đề chậm phát triển tinh thần và vận động. Trẻ có thể bị:
  • Táo bón
  • Giảm trương lực cơ
  • Ngủ nhiều
Suy giáp ở trẻ em và thanh thiếu niên

Nhìn chung, trẻ em và thanh thiếu niên bị suy giáp có biểu hiện tương tự như người lớn, nhưng có thể có 1 số điểm khác biệt
  • Chậm phát triển thể chất dẫn đến vóc dáng người nhỏ
  • Chậm mọc răng vĩnh viễn
  • Chậm dậy thì
  • Chậm phát triển tinh thần
  1. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc có các triệu chứng cảu suy giáp như da khô, nhợt nhạt, mặt béo, giọng khàn, táo bón

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra chức năng tuyến giáp nếu như trước đó bạn đã từng phẫu thuật tuyến giáp, điều trị xạ trị, hoặc điều trị các thuốc kháng giáp trạng, hoặc xạ trị vùng đầu, cổ hoặc trên ngực. Tuy nhiên, có thể sẽ mất vài năm hoặc vài tuần trước khi các nghiệm pháp này gây suy giáp.

Nếu bạn có nồng độ Cholesterol cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu mình có bị suy giáp không. Nếu bạn nhận được 1 liệu pháp thay thế hormon để điều trị suy giáp bạn cũng nên đến khám bác sĩ thường xuyên để điều chỉnh liều thuốc.
Back To Top