NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG MẮC BỆNH LÝ TIM MẠCH

- 414 lượt xem - Tim mạch, Y học thường thức

Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “kẻ giết người thầm lặng”. Diễn biến trong ngầm chính là điều làm nên sự nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch cũng chính là bảo vệ cho bản thân và người thân trong gia đình bạn tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (tên Tiếng Anh là Cardiovascular Disease, viết tắt là CVD) là tên gọi chung cho các bệnh lý liên quan đến tim và mạch máu, cụ thể bao gồm:

 Các bệnh lý liên quan đến mạch máu: gây hẹp và tắc mạch máu như bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch vành, các bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não,… từ đó dẫn đến nguy cơ cao gây ra nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

Nhóm bệnh lý liên quan đến tim: ảnh hưởng trực tiếp đến cơ, van tim hoặc rối loạn nhịp tim như bệnh hở van tim, bệnh thấp tim, bệnh cơ tim,…

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ được chứng minh là làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển của bệnh lý tim mạch, điển hình như: hút thuốc lá, tăng lipid máu, béo phì, ít hoạt động thể lực, người bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia,… Ngoài ra, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Nhìn chung, các bệnh lý tim mạch đều có dấu hiệu đặc trưng là cơn đau ở vùng ngực hoặc vùng tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể có những biểu hiện có vẻ không liên quan gì đến tim mạch. Do đó mà nhiều người thường khó phát hiện, khiến cho việc điều trị trở nên chậm trễ và khó khăn hơn.

XEM THÊM: DANH MỤC GIÁ DỊCH VỤ TIM MẠCH – ĐIỆN QUANG CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG

Những dấu hiệu của bệnh tim cần đi khám ngay

1. Khó thở

Khi bạn tập thể dục hoặc vận động ở mức độ thấp, nghĩa là chưa hoạt động nhiều mà vẫn xuất hiện triệu chứng thở hổn hển, thở gấp mà trước đó chưa bao giờ có hiện tượng này, thì hãy quan sát thật kỹ và lần này nên cảnh giác để đi đến bệnh viện kiểm tra y tế kịp thời.

2. Đau ngực

Đau ngực là một trong số những triệu chứng của bệnh tim mạch thường gặp nhất. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ cơn đau, tức ở vùng ngực, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bị một vật nặng đè lên ngực. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, vùng cổ, vai và 2 bên cánh tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau thắt ngực có thể kéo dài vài phút, vài giờ hoặc lặp lại hàng ngày.

Trong số bệnh lý tim mạch, ngoài đau ngực do viêm gây ra, các cơn đau thắt ngực còn do sự tắc nghẽn mạch vành (mạch máu đi nuôi dưỡng cơ tim) gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, nặng hơn có thể gây ra nhồi máu cơ tim.

Trên thực tế, có những trường hợp biểu hiện của các cơn đau thắt ngực thường nhẹ và bất chợt nên khó nhận biết và thường bị bỏ qua. Trong khi đó, các cơn đau thắt ngực lại rất dễ chuyển biến, gây nguy hiểm cho tính mạng.

3. Hoa mắt chóng mặt

Người ta thường gặp triệu chứng này khi cơ thể thiếu máu, stress, mệt mỏi. Hoa mắt chóng mặt có thể gập trong nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, nhiều người còn cảm giác buồn nôn, nôn. Nguyên nhân chính đều xuất phát từ các vấn đề về tim. Khi đó lưu lượng máu đến nuôi các tế bào máu bị giảm. Thiếu máu não đã gây ra các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.

4. Khó thở, hụt hơi

Đối với thể chất bình thường, khi cơ thể vận động mạnh có thể gây ra khó thở, hụt hơi. Điều này hết sức bình thường, nó không cảnh báo bệnh lý. Khi cơ thể lao động thể lực, nó cần nhiều oxy hơn cung cấp cho các cơ quan hoạt động. Do đó não bộ đã thúc đẩy hoạt động hô hấp thích nghi với hoạt động của cơ thể.

Tuy nhiên, đôi khi bạn chỉ vận động nhẹ cũng hụt hơi. Hoặc trường hợp thay đổi tư thế cũng cảm thấy khó thở. Điều này cảnh báo bệnh lý tim mạch. Bạn cần thăm khám sớm để có những chẩn đoán sớm nhất.

5. Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày

Bệnh tim và bệnh dạ dày trên thực tế không hề liên quan đến nhau. Tình trạng đau dạ dày chủ yếu do nhiễm khuẩn hoặc do thức ăn bản thân tiêu thụ. Thế nhưng trong những tình huống hiếm gặp, khi cơn đau tim đang diễn ra, người bệnh có thể bị buồn nôn, khó chịu dạ dày, nhiều người không kiềm chế được việc nôn mửa tại chỗ.

Vì vậy khi thường xuyên gặp phải triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hay đau dạ dày và cũng có một vài yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, cần tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh và điều trị sớm.

6, Tăng nhịp tim

Trong trường hợp bạn đang không có bất kỳ một hoạt động hay tham gia các bài tập rèn luyện nào, nhịp tim sẽ không có lý do để tăng nhanh hơn. Nhưng nếu nhịp tim thay đổi tốc độ trong khi bạn vẫn ngồi yên, hoặc ngay cả khi bạn đang nằm bình thường, mà cảm thấy nhịp tim đập tăng tốc, lần này tốt nhất là đến bệnh viện để kiểm tra thêm.

7, Mệt mỏi, kiệt sức

Nếu thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức nhiều lần trong ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường xuất hiện do các bộ phận trong cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy cần thiết do tim bị suy giảm chức năng co bóp.

8. Ra mồ hôi nhiều

Bạn nên thường xuyên chú ý đến sự ra mồ hôi của bản thân. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng này xuất hiện bất kể thời tiết nào thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ. Ra mồ hôi nhiều là biểu hiện rất hay gặp ở người có bệnh lý tim mạch. Đây là một trong những biểu hiện thường ngày đơn giản bạn thường bỏ qua. Nhưng đằng sau đó có nguy cơ của căn bệnh nghiêm trọng. Bạn cần phải chú ý hơn.

XEM THÊM: RỐI LOẠN NHỊP TIM LÀ GÌ?KHI NÀO CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ

Phòng bệnh tim như thế nào?

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống hàng ngày nên kiểm soát lượng dầu ăn vào, bởi vì nếu bạn ăn quá nhiều dầu, nó sẽ dễ dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong mạch máu, dẫn đến các bệnh như bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, trong chế độ ăn hàng ngày nên điều chỉnh thực đơn bằng cách bổ sung ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc thô, các loại hạt và các thực phẩm khác giàu chất xơ.

Đây cũng là cách có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể và bảo vệ tim mạch.

Thói quen sinh hoạt: Bỏ thuốc lá và rượu, tuân thủ thói quen kiên trì tập thể dục, áp dụng những giải pháp làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời đảm bảo có đủ thời gian ngủ.

Tập luyện thể dục điều độ: thường xuyên tập luyện các bài tập thể lực hợp lý có thể giúp huyết áp được điều hòa và tim co bóp tốt hơn. Do đó, mỗi người hãy nên lựa chọn cho mình một bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe như đi bộ, bơi, tập Yoga,…. và duy trì tập luyện đều đặn hàng ngày (ít nhất 5 ngày/tuần).

Giữ mức cân nặng hợp lý: do béo phì là một trong số yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Vì vậy, mỗi người nên cố gắng duy trì một mức cân nặng hợp lý bằng cách tập luyện thể lực thường xuyên và thực hiện một chế độ ăn hợp lý, khoa học.

 Giảm stress, áp lực: tình trạng căng thẳng là điều kiện bất lợi cho người mắc bệnh huyết áp và chính tình trạng này là yếu tố nguy cơ gây nên cơn nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, hãy luôn giữ cho cơ thể một trạng thái tốt nhất có thể bằng cách sống lạc quan và yêu đời hơn.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) có thể giúp bạn phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, từ đó mà việc điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn và giảm được chi phí cho người bệnh.

Mùa hè người bị bệnh động mạch vành dễ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
Khoa Tim mạch – Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đứng đầu là Trưởng khoa Tim mạch – Bác sỹ Piter Martinez Benitez cùng đội ngũ các y bác sỹ và điều dưỡng viên được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Cùng cơ sở vật chất – trang thiết bị tim mạch: Hệ thống chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) Azurion 5c20 cùng các thiết bị hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý tim mạch và các bệnh lý khác tại Hệ thống y tế Hùng Vương
Khám, tầm soát, quản lý, can thiệp & điều trị các bệnh lý Tim mạch chuyên sâu.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số Hotline: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ.
Back To Top