Muốn chân con thẳng đẹp, bố mẹ nên học cách bác sĩ nắn chỉnh bàn chân sớm cho con

- 60 lượt xem - Chưa phân loại



Capture30

Ảnh: Internet



Nhận diện dáng chân chữ "X"

Dáng chân chữ "X" là một rối loạn thuộc nhóm dị dạng bẩm sinh của bé yêu ngay từ khi mới sinh ra. Trong đó, hai chân của em bé có dạng hình chữ "X" khi được xếp song song với nhau.

Trong tháng sơ sinh, bạn hãy đặt 2 chân bé thẳng, mẹ bé sẽ thấy, thay vì 2 chân song song, chúng lại chụm lại với nhau ở đầu gối và xòe 2 bàn chân ra ngoài, tưởng như chữ "X" đặt vào chân bé.

Đến lúc 1 tuổi, bé biết đi, dấu hiệu dị dạng ngày càng rõ nét hơn. Bàn chân bé dồn bàn chân vào bên trong, tưởng như bé đi lại bằng mép trong của bàn chân chứ không phải mép ngoài. Và vì dồn vào mép trong, nên mép ngoài của bàn chân hơi ngửa ra ngoài. Bình thường, bàn chân của bé phải dồn trọng lực vào mép ngoài, nhưng nay lại dồn vào trong khiến cho dáng đi lúc nào cũng như lệch vẹo.



Cấu trúc bên trong của bàn chân không phải có chức năng chịu lực và chức năng để đi. Do vậy, bé đi lại rất khó khăn. Điều này dẫn tới hiện tượng bé liên tục kêu đau chân khi đi và liên tục kêu đau cột sống. Do cột sống bị lệch vẹo trong quá trình đi lại, nên chuyện đau cột sống gần như là một dấu hiệu luôn luôn xuất hiện.

Một số dấu hiệu khác mẹ bé có thể thấy trong những năm đầu đời là: trẻ ít vận động, bé rất ngại vận động, các khớp cổ chân có thể sưng lên vào buổi chiều, có thể có chuột rút trong các cơ cẳng chân; giày bị mòn không đều, thường bị mòn nhiều hơn ở mé trong.

Mẹ bé có thể phát hiện ra khi nào?

Dị dạng dáng chân chữ "X" có thể được phát hiện từ rất sớm. Ngay từ khi bé được 1 tháng tuổi, mẹ bé có thể phát hiện ra dị dạng này. Chỉ cần chịu khó quan sát bé một chút, mẹ bé có thể nhận ra dị dạng này. 

Cách làm như sau: mẹ bé cần 1 người nữa giữ nửa thân trên, sao cho nửa thân trên thẳng. Sau đó tạm thời lột bỏ tã lót của bé ra, nếu có mặc quần bỉm thì cần tạm thời tháo ra. Đặt 2 chân của bé song song, thẳng nhau, bạn sẽ thấy 2 gối của bé dường như chụm lại, 2 bàn chân cách xa nhau.

Trong trường hợp này, bạn cần đăng ký khám bệnh với bác sỹ nhi khoa, đặc biệt là bác sỹ chấn thương chỉnh hình, để có chẩn đoán chính xác hơn.

Một số trường hợp lúc 1 tháng tuổi chưa xuất hiện, nhưng sau đó đến tuổi tập đi mới xuất hiện. Lúc đó, dị dạng xuất hiện muộn hơn và thường là xuất hiện thứ phát sau 1 bệnh lý của cơ như bệnh nhược cơ. Lúc này, mẹ bé có cơ hội quan sát dáng đi của bé tốt hơn.

Điều trị như nào?

Trước tình hình như vậy, chúng tôi mạnh mẽ khuyên bạn đừng tập đi cho bé quá sớm. Nếu cố tập đi sớm, bạn sẽ gây quá tải lên hệ thống xương khớp dây chằng của bé. Không nên tập đi trước 9 tháng tuổi ở các em bé như vậy.

Bạn cũng có thể thực hiện matxa và tập thể dục hàng ngày cho bé, đặc biệt là bơi mang lại hiệu quả tốt.

Bạn có thể cho bé uống bổ sung can xi và vitamin D để bù lại sự yếu ớt của xương và dây chằng gây ra. 

Trong khi bé đi học hoặc đi chơi, chúng tôi khuyên, bạn cần chọn đúng giày cho bé. Các tiêu chí cơ bản: giày phải được làm từ chất liệu tự nhiên, vừa cỡ, có gót giày cao và rắn và phần phía trong của đế giày có miếng lót giày chỉnh hình.

Một thủ thuật nhỏ: bạn có thể cho bé đi trên nền không phẳng. Như thế rất có lợi cho các bé. Biện pháp này gây gánh nặng lên mô cơ của bàn chân và tạo hình dạng đúng cho bàn chân.

Trong trường hợp bàn chân quẹo bẩm sinh ở trẻ, điều trị bắt đầu từ rất sớm. Các bác sĩ chỉnh hình chỉ định mang các vật dụng cố định chuyên dụng (nẹp, đai) ngay khi em bé bắt đầu tập đi. Trong những trường hợp dị dạng chữ "X" mức độ nặng đến mức khó tự đi lại, em bé sẽ được điều trị ngoại khoa.

BS. Nguyễn Y Ngọc

Back To Top