Lồng ruột ở trẻ em, không thể coi thường.

- 39 lượt xem - Chưa phân loại

Bệnh nhi được chỉ định cận lâm sàng cần thiết, kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh lồng ruột, các bác sỹ đã ngay lập tức tiến hành tháo lồng bằng hơi. Sau tháo lồng bệnh nhi đỡ đau bụng nhiều và được chuyển khoa Ngoại theo dõi sức khỏe sau tháo lồng ruột.

Các bác sỹ cho biết: Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Nếu trẻ được đưa đến viện sớm, bác sĩ chỉ cần tháo lồng bằng hơi. Nếu trẻ đến muộn hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại, tùy từng bệnh nhi các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.

image003 2 422x360
Nếu không được phát hiện cấp cứu kịp thời lồng ruột gây nguy hiểm cho trẻ.

Triệu chứng khi trẻ bị lồng ruột

Đau bụng : Trẻ đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú.

Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng.

Ở giai đoạn nặng trẻ có những biểu hiện như: mắt trũng, sốt, bụng chướng, ỉa ra máu, nhiễm trùng, nhiễm độ nặng.

Khi trẻ có những biểu hiện đau bụng quặn từng cơn xuất hiện đột ngột, dữ dội,…cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để được bác sỹ thăm khám cụ thể.

Lồng ruột sau khi tháo vẫn có thể bị tái lại ngay sau 1 vài giờ hoặc sau đó nhiều ngày. Vì vậy cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng để đưa trẻ quay lại viện kịp thời. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai.

Không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng, cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sỹ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát: đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn … cần đưa trẻ đến viện khám ngay.

Trong trường hợp trẻ bị lồng ruột tái lại nhiều lần trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra xem có nguyên nhân thực thể: polyp, u hồi tràng, đại tràng. Nếu có nguyên nhân thực thể trẻ sẽ được phẫu thuật điều trị nguyên nhân.

 

 

 

Back To Top