Điều quan trọng khi gặp tình huống bị chó cắn, cả nạn nhân và người sơ cứu phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống hiệu quả, cần sơ cứu tại chỗ ngay lập tức.
Sơ cứu tại chỗ khi bị chó, mèo cắn
Làm sạch: điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh.

Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, để sát trùng chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn, nước ô xi già hoặc nước muối pha loãng. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để nạn nhân không bị xót.

Cầm máu vết thương: Dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu, nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều. Nếu máu chảy nhiều cần gấp rút đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được cứu chữa.

Tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được Bác sỹ kiểm tra, tiêm phòng uấn ván, vaccine phòng dại và huyết thanh xung quanh vùng bị cắn. Việc điều trị sớm có thể tránh được các biến chứng và nhiễm trùng.
Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng dại đầy đủ cho vật nuôi, đồng thời nuôi nhốt đúng cách , khi ra ngoài cần đeo rọ mõm cho vật nuôi. Với trẻ em, nên để trẻ chơi tại khu vực an toàn, tránh tiếp xúc với vật nuôi khi không được rọ mõm hoặc không có chủ vật nuôi đi cùng.