Khi nào cần cấp cứu?
- Mất ý thức đột ngột (nhận biết bằng cách lay mạnh bệnh nhân và gọi to bệnh nhân đánh giá ý thức)
- Ngừng thở , hoặc thở ngáp(quan sát di động lồng ngực bệnh nhân khi bắt mạch)
- Không bắt được mạch bẹn hay mạch cảnh(lưu ý nên bắt 2 vị trí thời gian không quá 10 giây) trẻ em có thể bắt mạch cánh tay
Các bước tiến hành cấp cứu
- Ngay lập tức sau khi phát hiện bệnh nhân ngừng thở.
- Gọi người hỗ trợ:
– Ở ngoài bệnh viện: gọi số điên thoại cấp cứu hoăc gọi sự hỗ trợ của người xung quanh
– Ở trong bệnh viện:gọi bác sỹ trực,gọi y tá trực…( nhờ người khác thông báo )
- Sau đó tiến hành CRP (hồi sinh tim phổi) ngay theo các bước C-A-B
Nếu bệnh nhân có mạch

Vị trí ép tim
- Bệnh nhân nằm trên bề mặt cứng
- Vị trí ép tim ở 1/3 dưới xương ức
- cánh tay và cẳng tay phải thẳng trục để dồn lực từ vai và thân mình xuống ngực bệnh nhân
- Hai bàn tay phải lồng vào nhau dùng cườm bàn tay ép
- (đối với trẻ lớn dùng 1 bàn tay,với trẻ nhũ nhi dùng 2 ngón cái
Bước 1: C : ép tim
- Ép ngay lập tức sau khi gọi người hỗ trợ
- Ép nhanh,mạnh,không gián đoạn để lồng ngực nở hết sau mỗi lần ép
- 1chu kỳ ép tim là 30 lần ép tim mới thổi ngạt,tần số ép tim từ 100- 120 l/p
- Kiểm tra lại sau mỗi 5 chu kỳ ép tim ( 2 phút)
Ép đúng cách là
- Ép lực ép làm lồng ngực lún sâu 5-6 cm , không quá 6 cm
- Để lồng ngực nở ra hết sau mỗi lần ép
- Thay đổi người ép tim mỗi 2 phút
- Nếu có 1 người cấp cứu thì chỉ cần ép tim là đủ

Bước 2: A :kiểm soát đường thở
- Ngửa đầu bệnh nhân tối đa , đẩy cằm ra trước lấy hết dị vật chú ý bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ không ngửa đầu
- Móc hết dị vật,lau sạch miệng mũi
Bước 3: B :thổi ngạt
- Sau mỗi 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần
- Thổi ngạt miệng miệng hít một hơi dài cúi xuống áp vào miệng bệnh nhân 1 tay bịt 2 lỗ mũi 1 tay đẩy hàm bệnh nhân ra phía trước thổi mạnh ra đồng thời nhìn lồng ngực bệnh nhân có phồng lên không, thời gian thổi ngạt 1 giây 1 lần
- Nhìn lồng ngực bệnh nhân tránh thổi ngạt quá căng vì thổi trong 1 s giúp lồng ngực tăng lên 1/3