Hướng dẫn tiêm INSULIN tại nhà đúng cách để kiểm soát đường huyết hiệu quả

- 492 lượt xem - Nội tiết, Y học thường thức

Bệnh đái tháo đường có nguy hiểm không?

Bệnh đái tháo đường là một vấn đề sức khoẻ lớn, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, hiểu biết của cộng đồng về “kẻ giết người thầm lặng” này còn nhiều hạn chế. Tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh, có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường và đáng chú ý là trong đó có hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường cần tiêm insulin tiêm để kiểm soát tốt đường huyết nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong cách sử dụng thuốc dẫn đến bỏ điểu trị hoặc tiêm không đúng dẫn đến không đạt được hiệu quả điều trị bệnh.

Khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện Đa khoa Hùng Vương xin hướng dẫn một số lưu ý trong tiêm insulin?

Vị trí tiêm insulin và cách tiêm insulin như nào là đúng?

Các vị trí tiêm phổ biến là bụng, má ngoài của đùi, mặt sau cánh tay và mông. Những vùng này có lớp mô mỡ nằm ngay dưới da, giúp hấp thụ insulin. Ngoài ra, khu vực này ít dây thần kinh, làm giảm cảm giác đau tới mức tối thiểu khi tiêm.
Bụng: Là vị trí thường được lựa chọn để tiêm insulin, vì bụng là nơi insulin đi vào máu nhanh nhất và ít gây khó chịu. Lấy rốn làm trung tâm, tiêm insulin ở các vị trí cách rốn khoảng 5cm, chia đều số lần tiêm sao cho các vị trí tiêm nằm trên một đường tròn quanh rốn. Xoay chuyển vị trí tiêm trong 1 tháng sao cho các vị trí không trùng nhau. Thực hiện như vậy giúp tránh được việc tiêm insulin tại cùng một vị trí, đồng thời, đến khi quay lại vị trí tiêm ban đầu thì vết tiêm cũ cũng đã lành ( xem ảnh kèm theo để biết cách xoay chuyển vị trí tiêm trong 1 tháng).

LƯU Ý:

– Không tiêm insulin ngay khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh vì sẽ khiến bệnh nhân bị đau và dễ kích ứng da.
– Không tiêm insulin ở cùng một vị trí vì có thể khiến người bệnh bị đau, áp xe và tăng nguy cơ viêm nhiễm da. Ngoài ra, điều này có thể gây ra biến chứng loạn dưỡng mỡ khiến da bị lõm xuống, làm giảm hấp thu thuốc ở lần tiêm sau.
– Sau khi tiêm hết thuốc, giữ nguyên trong khoảng 6 giây rồi mới rút kim tiêm ra.
– Kiểm tra đường huyết thường xuyên khi tiêm insulin

CÁCH LẤY LIỀU INSULIN ĐÚNG ?

* Trên thị trường có hai dạng bút tiêm và dạng lọ tiêm insulin:
– Dạng bút tiêm 300ui/3ml thì dễ sử dụng hơn, có số và nút xoay, bệnh nhân chỉ cần xoay tới số đơn vị cần tiêm và thực hiện thao tác tiêm insulin theo hướng dẫn.
–Có các dạng lọ : Insulin 100ui/10ml và 400 ui/10 ml, ngoài ra còn có dạng 500ui/5ml( ít phổ biến ) dễ gây nhầm lẫn trong cách lấy liều.
* Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể tự lấy liều và tiêm insulin tại nhà nếu được bác sĩ hoặc điều dưỡng nội tiết hướng dẫn cách lấy đúng liều insulin. Nhưng nếu không được hướng dẫn rất dễ lấy nhầm liều insulin, gây quá liều hoặc không đủ có thể gây biến chứng nguy hiểm cũng như kết quả điều trị.
* Trước tiên ta phải có bơm tiêm phù hợp với lọ insulin.
– Dùng cho lọ insulin 1000ui/10 ml ( 100ui/1ml)
+ Bơm tiêm 01 ml có 100 vạch,
– Dùng cho lọ insulin 400 ui/10 ml ( 40 ui/ml).
+ Bơm tiêm 1ml có 40 vạch,
1 đơn vị tương ứng với 1 vạch, tiêm bao nhiêu đơn vị chỉ cần lấy đứng số vạch.
Khoa nội Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Hùng Vương – địa chỉ tin cậy điều trị bệnh lý đái tháo đường, để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng liên hệ Holline: 0912.247.115
Back To Top