Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với một sự đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với các hạt dộc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không phục hồi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
- Hút thuốc (hoặc hít khói thuốc do người khác hút) lâu dài gây ra khoảng 80% đến 90% các trường hợp mắc bệnh.
- Khói hóa chất.
- Ô nhiễm không khí trong nhà (như đốt các nhiên liệu trong quá trình sưởi hoặc nấu ăn).
- Ô nhiễm không khí ngoài trời.
- Bụi nghề nghiệp và hóa chất.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên khi còn nhỏ.
- Nhiễm khuẩn.
Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh.
Viêm và các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase.
Những stress oxy hóa.
Sự tăng tiết chất nhầy và rói loạn chức năng hô hấp.
Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi.
Bất thường về sự trao đổi khí.
Tăng áp phổi và tâm phế mạn.
Điều trị và chăm sóc
Ngoài cách điều trị theo phác đồ bằng kháng sinh, corticoid, giãn phế quản…thì tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã áp dụng những phương pháp chẩn đoán về điều trị áp dụng theo phác đồ điều trị của các nước có nền y tế tiên tiến nhất trên thế giới như: Khí máu động mạch, Đo chức năng hô hấp; Liệu pháp hô hấp; Chăm sóc bệnh nhân theo chế độ tập luyện như tập thở bụng, dinh dưỡng phù hợp…giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh chóng để trở lại cuộc sống cộng đồng.
Làm cách nào để đối phó với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Tránh các chất gây kích ứng, các chất dị ứng đường hô hấp.
- Bỏ thuốc lá.
- Tập thể dục đều đặn.
- Kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn.
- Tăng cường vitamin D.
- Châm cứu, bấm huyệt.
- Hạn chế đồ uống có cồn.
- Tránh thời tiết cực đoan.