Ghẻ là bệnh lý có khả năng lây rất nhanh từ người này sang người khác nên dễ thành dịch trong cộng đồng, các triệu chứng của ghẻ gây ra sự khó chịu không nhỏ cho người bệnh.
Vậy ghẻ là gì và làm thế nào để nhanh khỏi ghẻ??
GHẺ LÀ BỆNH GÌ?
Ghẻ là bệnh ngoài da có tính chất lây lan, do ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei (cái ghẻ) xâm nhập và gây nên các tổn thương cho da.
Nhận định hình thái của ghẻ: Đường hầm do cái ghẻ đào gồ lên trên da gặp ở mọi vị trí trong cơ thể, ví dụ trên da mặt, da đầu, vùng liên bả vai, dọc đường chỉ tay trong lòng bàn tay, kẽ ngón tay ngón chân, rốn, nách, bìu.
* Các loại ghẻ :
– Ghẻ thông thường
– Ghẻ nhiễm khuẩn
– Ghẻ vảy (ghẻ Nauy)
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của bệnh ghẻ do cái ghẻ – ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng này gồm ghẻ đực và ghẻ cái, trong đó:
+ Ghẻ cái mới có khả năng gây ra bệnh ghẻ.
+ Ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì sau khi giao hợp nó sẽ chết đi.
* Các yếu tố nguy cơ.
– Sống ở môi trường đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém.
– Người bị suy giảm sức đề kháng như: ghép tạng, bị nhiễm HIV, người già,… dễ bị ghẻ hơn.
– Tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với người mắc bệnh ghẻ.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH GHẺ
Các dấu hiệu của bệnh ghẻ xuất hiện sau khi tiếp xúc với cái ghẻ thời gian khoảng 6 – 8 tuần, cụ thể như:
– Ngứa rất dữ dội và cơn ngứa có chiều hướng trầm trọng hơn vào buổi đêm. Sỡ dĩ thời buổi về đêm là lúc ghẻ gây ngứa mạnh nhất vì cái ghẻ thường di chuyển đào hang vào ban đêm làm kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da.
– Da nổi các mụn nước hoặc các đường hầm ghẻ.
Đặc điểm: Mụn nước do ghẻ gây ra thường có kích thước rất nhỏ, nằm riêng rẽ, nó nổi gồ lên trên bề mặt da nhưng không dễ nhận định đường hầm ghẻ bằng mắt thường.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và nếu cần thiết các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp.
– Một số xét nghiệm có thể được thực hiện:
+ Dùng kính lúp để soi hoặc đưa lên kính hiển vi soi
+ Chụp bằng máy Dermoscopy
– Điều trị ghẻ muốn đạt hiệu quả cao cần đảm bảo nguyên tắc:
+ Người bị ghẻ cần dùng thuốc bôi đúng chỉ dẫn của bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh
+ Điều trị cho cả những người sống và sinh hoạt với bệnh nhân được phát hiện bị ghẻ.
+ Sử dụng thuốc đúng đơn hướng dẫn của bác sĩ
+ Quần áo và vật dụng cá nhân của người bệnh cần được làm sạch, phơi khô.
+ Cách ly hoàn toàn người bệnh cũng như vật dụng mà họ sử dụng với người xung quanh.
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GHẺ TÁI PHÁT
Ghẻ rất dễ tái phát vì thế để ngăn chặn nguy cơ này, người bệnh nên:
– Kiên trì dùng thuốc giảm ngứa và tiêu diệt cái ghẻ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ.
– Lấy khăn ướt lau lên các vùng da bị kích thích hoặc ngâm và làm mát da bằng nước lạnh để giảm cơn ngứa do ghẻ gây ra.
– Dùng các loại kem dưỡng da dịu nhẹ để giảm thiểu tình trạng kích ứng da.
– Dùng thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng dị ứng gây ra bởi ghẻ.
XEM THÊM: Vi khuẩn Salmonella và những điều có thể bạn chưa biết?!
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Để đặt lịch khám bệnh ghẻ cũng như các bệnh khác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Hệ thống y tế Hùng Vương, xin vui lòng liên hệ tổng đài 18009415.