BẠN ĐÃ HIỂU BIẾT VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CHƯA?

- 59 lượt xem - Nội tiết, Y học thường thức
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may bị tình trạng này, bạn cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy đến cho mình và thai nhi.
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ?
– Là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó.
– Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể mẹ tiết ra các hormone rau thai: hPL, cortisol, estrogen…, các hormone này có tác dụng đối nghịch với insulin, cản trở sự hấp thu đường hay còn gọi là tình trạng đề kháng Insulin. Những bà mẹ mà cơ thể sản xuất nồng độ insulin đủ để vượt qua sự đề kháng này thì đường huyết vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên 1 số bà mẹ tụy tiết insulin không vượt qua được sự đề kháng này => Đường huyết cao => Xuất hiện Đái tháo đường thai kỳ.
BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ?
Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể mẹ và cả bé trong quá trình mang thai và sau khi sinh như thai to, nguy cơ hạ đường huyết sau sinh, thai lưu và tăng nguy cơ tai biến sản khoa…vv… Vì vậy việc tầm soát và điều trị vô cùng quan trọng.
THỜI ĐIỂM NÀO BẠN PHẢI TẦM SOÁT?
– Đối với phụ nữ có thai có các yếu tố nguy cơ cao: thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ ngay lần khám thai đầu tiên.
– Đối với phụ nữ có thai không có yếu tố nguy cơ: thực hiện xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.
PHỤ NỮ CÓ NGUY CƠ CAO MẮC BỆNH?
• Có người thân đời thứ nhất bị đái tháo đường.
• Tuổi ≥ 35 tuổi
• Tiền sử gia đình
• Tiền sử bệnh tim mạch
• Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
• Ít hoạt động thể chất
• Tình trạng đề kháng insulin (như béo phì nặng, dấu gai đen)
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CÓ KHỎI KHÔNG?
 Một tin vui cho thai phụ không may mắc phải tiểu đường thai kỳ. Để trả lời cho câu hỏi: Đái tháo đường thai kỳ có khỏi không? thì đây là căn bệnh có thể khỏi, trái ngược với những bệnh lý đái tháo đường thông thường. Sau khi đã sinh hạ bé, lượng hormon được nhau thai sản sinh sẽ trở lại bình thường. Từ đó, Insulin cần thiết cho việc chuyển hóa đường thành năng lượng cũng được sản xuất một cách điều độ. Thời gian khỏi bệnh rơi vào từ 1-3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, đối với thai phụ đã có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ, nếu không kiểm soát lượng đường một cách nghiêm ngặt, rất dễ dẫn đến đái tháo đường tuýp 2.
CÁCH NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ 
THAY ĐỔI LỐI SỐNG
• Hầu hết bệnh nhân ĐTĐTK có thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn và luyện tập
• Mục tiêu bữa ăn tránh khẩu phần lớn, thích hợp 6 bữa ăn trong ngày 3 bữa ăn chính, 3 bữa ăn phụ
• Nếu bệnh nhân BMI > 30kg/m2, hạn chế 30-33% calo, tương ứng 25 kcal/kg mỗi ngày hay ít hơn
• Tập luyện vừa phải: đi bộ, bơi,… → ↑ nhạy cảm insulin của TB, ↓ đề kháng insulin → ↓ đường máu mẹ
• Đi bộ sau ăn 20 – 30 phút → giúp KS lý tưởng ĐM sau ăn
SỬ DỤNG THUỐC KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT
Insulin là thuốc ưu tiên để điều trị tăng đường huyết.
THƯỜNG XUYÊN XÉT NGHIỆM VÀ THEO DÕI LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT
Đối với những thai phụ có nguy cơ cao dễ mắc phải đái tháo đường thai kỳ, việc duy trì xét nghiệm đường huyết thường xuyên sẽ giúp mẹ sẵn sàng cho khoảng thời gian kiểm soát đường sắp tới.
HÃY THĂM KHÁM BÁC SĨ CHUYÊN KHOA THƯỜNG XUYÊN ĐỂ THEO DÕI KỊP THỜI LƯỢNG ĐƯỜNG GLUCOSE CÓ TRONG MÁU, CŨNG NHƯ KIỂM TRA TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA THAI NHI, MẸ NHÉ!
Back To Top