Kết quả theo dõi chế độ ăn uống của 147 bệnh nhân bị nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính nhóm 1 cho thấy, các bệnh nhân có gan bị xơ hóa nặng có khẩu phần ăn nhiều đường hơn hẳn các bệnh nhân gan bị xơ hóa nhẹ. Chi tiết hơn, khi so sánh với người bị nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính nhóm 1 và ăn ít đường tinh chế (chủ yếu ăn đường trái cây); người bị viêm gan C mạn tính nhóm 1 và có chế độ ăn nhiều đường tinh chế sẽ có tỷ lệ diễn tiến thành xơ gan cao hơn gấp 1,1 lần.
Viêm gan siêu vi C mạn tính là bệnh do vi rút lây qua đường máu, nhưng chưa có thuốc chủng ngừa và có thể dẫn đến xơ gan. Có sáu phân nhóm vi rút gây bệnh, trong đó phân nhóm 1 là nặng nhất vì dễ kháng thuốc, dễ tái phát và diễn tiến đến xơ gan nhanh hơn.
Đường ăn được chúng ta sử dụng trong ăn uống hàng ngày có tên khoa học là sucrose hay sacch@rose. Tùy theo sản phẩm đường được tinh chế ra sao mà còn có các tên gọi khác nhau như: đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường phèn (đường ở dạng kết tinh). Còn đường tạo vị ngọt trong trái cây chủ yếu là đường fructose.
Theo BS CK II Trần Ngọc Lưu Phương
Phó Khoa Nội Tiêu hóa – BV Nguyễn Tri Phương