Táo bón không phải là bệnh mà là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh khác nhau. Táo bón có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng và tái đi tái lại nhiều lần.
Trẻ được xác định là táo bón khi:
+ Trẻ sơ sinh: Đi ngoài< 2 lần/ ngày
+ Trẻ bú mẹ: Đi ngoài> 2 ngày/ lần
+ Trẻ lớn: Đi ngoài> 3 ngày/ lần
Nguyên nhân trẻ bị táo bón:
– Do bệnh lý: Bệnh đại trực tràng (Phình đại tràng bẩm sinh,..), bệnh lý thần kinh (Bệnh não bẩm sinh, tổn thương vùng cùng cụt,..), Bệnh toàn thân (Suy giáp trạng, giảm Kali máu,..).
– Do nuôi dưỡng chăm sóc: Pha sữa quá đặc, dùng nhiều tinh bột, chế độ ăn không hợp lý, do dùng thuốc, …
– Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón:
– Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.
– Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng.
– Đi ngoài khó phân rắn thành cục, từng hạt như phân dê, trẻ đau khi đi ngoài, sợ đi ngoài, nhịn đi ngoài.
Cần lưu ý các dấu hiệu trẻ sợ đi ngoài:
– Ngồi xổm
– Vã mồ hôi, khóc khi đi ngoài
– Vắt chéo chân
– Gồng cứng người
– Bám chặt vào bàn ghế hoặc ôm mẹ
– Trốn khi nhắc đi ngoài
– Sờ nắn bụng thấy khối cứng.
Chế độ ăn cho trẻ bị táo bón:
– Trẻ bú mẹ hoàn toàn: cần xem trẻ đã bú đủ chưa, mẹ hạn chế đồ cay nóng, tăng cường chất xơ từ củ quả tươi, uống nhiều nước.
– Trẻ ăn sữa công thức: Cần pha sữa theo đúng tỉ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Bổ sung đủ chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ: rau lang, mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, cam, bưởi.
– Bù đủ nước điện giải khi trẻ bị sốt.
– Dùng thuốc nhuận tràng theo y lệnh của bác sỹ (nếu cần).
Cách chăm sóc trẻ bị táo bón:
Xoa bụng, mát xa bụng cho trẻ phải sang trái dọc chiều kim đồng hồ, giữa hai bữa ăn. Trẻ nhỏ làm động tác đạp xe cho trẻ, trẻ lớn cho trẻ vui đùa chạy nhảy tập thể thao thường xuyên.
– Tập thói quen đại tiện đúng giờ.
– Tăng cường các hoạt động thể lực vận động
– Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ