Bệnh tai mũi họng khi mang thai có nguy hiểm?

- 13 lượt xem - Chưa phân loại

Thống kê cho thấy gần 70% thai phụ mắc bệnh lý về tai mũi họng vào khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Mặc dù tai mũi họng chỉ là những bệnh lý đơn giản, nhưng nếu không phòng tránh và điều trị kịp thời sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên nhân gây bệnh

– Việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm, thêm vào đó niêm mạc họng của phụ nữ có thai rất dễ bị viêm do bản thân vi khuẩn sẵn có tại chỗ hoặc bị lây từ người khác.

– Việc thời tiết đột ngột thay đổi, mưa nắng liên tục hoặc khi bước vào các giai đoạn chuyển mùa làm cho cơ thể không kịp thích ứng. Khi đó, với thể trạng yếu ớt các bà bầu sẽ gặp nhiều rắc rối và dễ bị trúng gió, cảm cúm, viêm mũi, viêm họng,…

– Ngoài ra, khi mang thai áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng ngày một nặng gây viêm họng.

– Tình trạng mệt mỏi, nôn ói triền miên tạo điều kiện thuận lợi cho chứng viêm mũi họng xâm nhập vào cơ thể thai phụ bởi khi đó, hệ miễn dịch giảm mầm bệnh dễ phát sinh.

– Khi giao tiếp với người bị viêm họng, cảm cúm, mang mầm bệnh.

– Do nhạt miệng, thai phụ hình thành thói quen ăn mặn, làm giảm bớt sự bài tiết nước bọt, giúp cho các loại vi khuẩn sinh sôi trong miệng và làm giảm sức đề kháng của niêm mạc họng.

Triệu chứng của viêm mũi họng:

– Có cảm giác ớn lạnh, rét run kèm theo đau mỏi người là do virut gây ra.

– Hội chứng nhiễm khuẩn với biểu hiện sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Kèm theo chảy mũi, nghẹt mũi, tắt mũi, cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau. Có khi ho khan trong giai đoạn đầu sau đó nặng dần và ho có đờm. 

– Có thể kèm theo khàn tiếng (do việc viêm nhiễm đã lan xuống họng thanh quản

Cách phòng chống viêm mũi họng khi mang thai

Để bệnh lý tai mũi họng không tấn công, thai phụ cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh một cách hữu hiệu.

– Giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh các vật dụng gia đình hàng ngày, không cho virus, vi khuẩn có nơi để trú ẩn.

– Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng để sát trùng răng, miệng đồng thời bảo vệ cổ họng.

– Không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Không ăn quá nhiều đồ ăn chiên, nướng, xào, khô, cay,…

– Nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi giàu vitamin.

– Hạn chế uống nước lạnh, nước có ga,…

– Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, ngay cả khi đi bộ để chống bụi, chống nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.

– Hạn chế tối đa việc đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng để tránh lây nhiễm.

Điều trị bệnh

Dùng thuốc với phụ nữ mang thai dễ gây ra những biến chứng như dị dạng thai nhi, rủi ro sức khỏe mẹ và bé … nên khi dùng thuốc cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Một số trường hợp cần can thiệp thuốc thì  thai phụ cần lưu ý:

– Bệnh do virus gây ra, đi kèm với cảm cúm có thể điều trị bằng thuốc hạ sốt, thuốc chữa cảm cúm nhưng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

– Không lạm dụng các loại thuốc ngậm giúp thông họng mà nên thường xuyên ngậm nước muối ấm pha loãng để sát trùng cổ họng hàng ngày.

– Có thể áp dụng các liệu pháp dân gian phổ biến như chưng (hấp) chanh với mật ong, quất với mật ong, dùng lát chanh mỏng pha muối để ngậm …vv

– Tăng cường bổ sung dưỡng chất, ăn nhiều loại thực phẩm có chứa sắt, kẽm, vitamin A, B, C… nhằm giúp tăng sức đề kháng.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể giảm mệt mỏi do thiếu vi lượng.

– Tránh xa môi trường có khói thuốc lá để không hít phải những chất độc hại do thuốc lá mang lại.

– Luôn giữ ấm mặt, vùng cổ thật kỹ và nghỉ ngơi đầy đủ.

Back To Top