Ngày nay, ung thư phổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng, và bệnh cũng xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 12% trong tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới.
Những nguyên nhân gì dẫn tới mắc bệnh này

Đa phần các ca ung thư phổi có nguyên nhân bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một thời gian dài. Khoảng 10–15% trường hợp còn lại bệnh xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc. Đối với những trường hợp này, nguyên nhân là do sự kết hợp của các nhân tố di truyền, việc tiếp xúc trực tiếp với khí radon, amiăng, hút thuốc thụ động, hay không khí ô nhiễm…
Những dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư phổi
Ho khan: Đây là dấu hiệu đầu tiên để phát hiện ung thư phổi, người bệnh thường ho rất dài và không khỏi. Từ ho khan vào giai đoạn đầu rồi ho ra đờm, thậm chí là máu, nhất là vào lúc sáng sớm. Khi bệnh đã phát triển đến một mức nào đó, người bệnh thường xuyên bị viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến suy nhược cơ thể.
Đau và tức ngực: Khi bị ung thư phổi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và tức ở vùng phổi và ngực. Đặc biệt là đau dai dẳng ở trong ngực mãi mà không hết sau một thời gian.

Thường xuyên bị nhiễm trùng: Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác.
Giảm cân: Bất kỳ bênh ung thư nào cũng khiến bệnh nhân sút cân rất nhanh mà không rõ nguyên nhân. Người bệnh có thể giảm đến 5kg hoặc hơn. Điều này xảy ra bởi vì các tế bào ung thư làm giảm hầu hết năng lượng được tiêu thụ bởi cơ thể khi tiêu hóa.
Đau ở xương: Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi. Khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì bạn nên đi khám để xác định sức khỏe của mình.

Thay đổi tâm trạng thất thường: Người mắc bệnh ung thư phổi có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm… Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc…
Có bất thường ở các mô vú: Dấu hiệu của bệnh ung thư phổi này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường.
Một số dấu hiệu khác: Giọng nói bị khàn, nuốt và thở khó, tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt.
Phòng ngừa ung thư phổi

Bỏ thuốc là: Hút thuốc lá là một nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc mắc ung thư phổi, chiếm tới 85%, vì thế bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Thường xuyên tập thể dục: Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra bạn cũng có thể tập luyện các động tác khí công nhẹ nhàng.

Chế độ ăn uống nhiều rau và hoa quả: Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi . Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam…
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Đối với những người làm việc trong môi trường có hóa chất thì cần phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.