Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân – Dấu hiệu – Phương pháp điều trị

- 401 lượt xem - Y học thường thức

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên phần lớn những người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong 3 bệnh lý ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới, ung thư cổ tử cung (UTCTC) thường không rõ triệu chứng, tiến triển chậm khiến người bệnh chủ quan, không điều trị từ sớm. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng ngừa, tầm soát và phát hiện sớm, bệnh khối u cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung

Thống kê của WHO cho thấy, khoảng 99.7% trường hợp ung thư CTC đều có sự hiện diện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Do đó, virus HPV được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc bệnh lý này ở nữ giới.

Virus HPV là loại virus có hơn 100 týp với khoảng 15 týp được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung, phổ biến nhất là các týp 16 và 18 (nguyên nhân của hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới), tiếp đến là týp 31 và 45.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhiễm týp virus HPV có nguy cơ cao, virus này có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể gây biến đổi gen tế bào cổ tử cung, dẫn đến các tổn thương sơ khởi và lâu ngày tăng dần dẫn đến ung thư.

Mặc dù quá trình tiến triển đến ung thư ở vị trí này thường không có triệu chứng rõ ràng, diễn tiến chậm, kéo dài khoảng 10-15 năm nhưng một số quốc gia đã ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt ở những quốc gia có đời sống quan hệ tình dục sớm.

Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng của những tế bào này xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư cổ tử cung đó là chảy máu bất thường ở âm đạo, ví dụ như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ. Dấu hiệu của ung thư phát triển có thể bao gồm đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân. Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.

Phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử

Hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này tuy khó phát hiện nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời nếu chị em thường xuyên thực hiện các xét nghiệm và đi khám phụ khoa định kỳ, kết hợp với các biện pháp khác như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt… khoa học.

Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, các chị em cần nắm rõ các thông tin sau. Đó sẽ là cẩm nang giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và có thể phát hiện sớm bệnh nếu có và điều trị kịp thời.

Xem thêm:https://benhvienhungvuong.vn/tiem-phong-vac-xin-hpv-va-ung-thu-co-tu-cung/

1. Virus gây bệnh

Hầu như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều được gây ra bởi virus u nhú ở người (hay còn gọi là virus HPV).

2. Phương pháp xét nghiệm

Hiện nay có 2 hình thức xét nghiệm được áp dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn K cổ tử cung, đó là xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV.

  • Xét nghiệm Pap smear (hay còn được gọi là xét nghiệm Pap): đây là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện sớm những thay đổi trong tế bào cổ tử cung và chẩn đoán những những thay đổi đó có khả năng phát triển thành khối u cổ tử cung hay không khi không được điều trị. Xét nghiệm này giúp bệnh nhân có thể phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung, để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Xét nghiệm Pap được xem là một trong những xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy, chính xác và hiệu quả nhất hiện nay.

Thời điểm có thể tiến hành xét nghiệm Pap: Phụ nữ có thể tiến hành làm xét nghiệm Pap từ khi 21 tuổi hoặc trong 3 năm kể từ khi quan hệ tình dục lần đầu tiên (nếu bạn quan hệ tình dục sớm). Bạn nên duy trì thói quen làm xét nghiệm Pap thường xuyên, ngay cả khi đã đến tuổi mãn kinh hoặc không còn quan hệ tình dục nữa.

Xét nghiệm HPV: Đây là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các loại vi khuẩn gây ra những thay đổi trong tế bào cổ tử cung.

3. Sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa ung thư

.   

Để phòng ngừa các loại bệnh ung thư, biện pháp quan trọng không thể thiếu chính là đào thải các độc tố trong cơ thể, nhằm làm giảm thiểu các nguy cơ gây nên các khối u. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được giới thiệu với chức năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Tuy nhiên, bạn nên xem xét kỹ, cân nhắc để có thể lựa chọn được sản phẩm có chất lượng thực sự. Để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng từ những nhà sản xuất và phân phối uy tín, và điều quan trọng nhất là có thành phần được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên tốt cho sức khỏe.

4. Đi khám phụ khoa thường xuyên

Đây là biện pháp không thể thiếu giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường có nguy cơ dẫn đến các bệnh về phụ khoa cũng như bệnh ung thư cổ tử cung. Khi khám phụ khoa, bạn lưu ý cần phải kiểm tra khung xương chậu để phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ.

5. Chủng ngừa HPV đầy đủ

Hiện nay có một số loại vắc xin có thể ngăn ngừa các hình thức lây nhiễm HPV, bao gồm cả những loại vi khuẩn gây ung thư cổ tử cung. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại vắc xin phù hợp với mình.

6. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những tác nhân gây hình thành nên các khối u trong cơ thể, trong đó có ung thư CTC.

7. Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục

Dùng bao cao su khi quan hệ sẽ giúp phòng tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, đặc biệt là với những phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau.

8. Không quan hệ tình dục với nhiều người

Bạn nên chỉ quan hệ tình dục với một người duy nhất, và phải chắc chắn rằng “đối tác” không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhằm làm giảm nguy cơ bị nhiễm HPV.

Ngoài ra, bạn còn nên lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe cho chính mình:

  • Bạn có khả năng bị nhiễm HPV cao nếu bạn bắt đầu quan hệ tình dục khi còn quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc khi người đàn ông của bạn có quan hệ với nhiều người.
  • Nếu kết quả xét nghiệm của bạn không bình thường, có những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, thì bạn nên đi khám lại đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Ung thư cổ tử cung thường khó phát hiện bởi không có dấu hiệu nhận biết cụ thể, và thường phát hiện bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Dấu hiệu phổ biến nhất chính là chảy máu bất thường (khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt hay khi đã mãn kinh), đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc dịch âm đạo bất thường, có màu tối và mùi hôi khó chịu.
  • Thuốc chủng ngừa HPV không có khả năng bảo vệ và chống lại tất cả các loại virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Do đó, ngay cả khi đã chủng ngừa HPV đầy đủ, bạn vẫn cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              Quý khách hàng vui lòng liên hệ SĐT tổng đài CSKH của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ về các giải pháp chăm sóc sức khoẻ hiệu quả và hợp lí nhất
Back To Top