TRẦM CẢM: NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP VÀ DỄ NHẬN BIẾT NHẤT

- 159 lượt xem - Chưa phân loại, Y học thường thức

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới) vào năm 2017. Đây là rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần, thể chất, chức năng sống và cả niềm vui trong đời sống của bệnh nhân.

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.

2. Đối tượng nào dễ mắc rối loạn trầm cảm?

Rối loạn trầm cảm có thể đến với mọi người, tuy nhiên lứa tuổi phổ biến vào khoảng 18-45 tuổi, ngoài ra, độ tuổi trung niên và tuổi già cũng dễ gặp rối loạn này. Đây là nhóm sẽ đối diện với nhiều yêu cầu từ xã hội, và các thay đổi trong cuộc sống (tìm việc làm, kết hôn, sinh con vào độ tuổi vị thành niên, về hưu …). Tuy nhiên, nghiên cứu y khoa thống kê còn rất nhiều đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm, họ thuộc các nhóm sau:

    • Nhóm người bị sang chấn tâm lý: họ trải qua biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời như: phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, nợ nần, mất đi người thân, hôn nhân đổ vỡ, con cái hư hỏng, áp lực công việc quá lớn…
    • Nhóm phụ nữ vừa sinh con: Đây là giai đoạn nhạy cảm, và nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, những thay đổi nhanh chóng về hocmon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống (thiếu ngủ…) hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

3. Trầm cảm có mấy giai đoạn?

Bệnh trầm cảm có mấy giai đoạn tiến triển là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu về dạng bệnh lý này. Các giai đoạn sẽ được phân loại dựa vào những yếu tố như triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện mỗi ngày. Một vài những căn bệnh trầm cảm có thể khiến cho mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này tăng lên đáng kể.

3.1. Giai đoạn 1 (Trầm cảm nhẹ)

Ở giai đoạn này, người bệnh thường sẽ có cảm giác buồn tạm thời. Tình trạng này có thể sẽ diễn ra trong nhiều ngày và làm ảnh hưởng đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh. Một vài triệu chứng của bệnh trầm cảm ở giai đoạn nhẹ gồm có:

  • Cảm giác khó chịu và hay tức giận.

  • Thường xuyên cảm thấy bản thân có lỗi và bị tuyệt vọng.

  • Cảm thấy tự ti.

  • Bị mất hứng thú với các hoạt động mà bạn từng yêu thích.

  • Khó tập trung để làm bất cứ việc nào đó.

  • Bị thiếu động lực.

  • Không thích giao tiếp với mọi người xung quanh.

  • Bị mất ngủ hoặc có xu hướng ngủ ngày.

  • Có cảm giác mệt mỏi.

  • Cảm giác thèm ăn bị thay đổi.

  • Cân nặng tăng hoặc giảm bất thường.

  • Cần quan tâm đến các giai đoạn của bệnh trầm cảm 

    Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh trầm cảm giai đoạn 1 vẫn còn ở mức độ nhẹ và ít được chú ý. Bên cạnh những dấu hiệu trên, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng thực thể như: bị đau nhức khắp cơ thể, bị đau khớp, bị khó thở, tim bị mệt hay bị hồi hộp,…

    Trầm cảm nhẹ có thể kiểm soát được ổn định mà không cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Người bệnh có thể điều chỉnh lối sống, sử dụng các loại men vi sinh có tác dụng chống trầm cảm, các sản phẩm hỗ trợ, điều trị tâm lý,… Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể sẽ trở nặng hơn.

    Trong trường hợp, các triệu chứng kéo dài hơn và xuất hiện với tần suất 4 ngày/tuần kéo dài trong 2 năm thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đây là lúc bạn cần các bác sĩ chuyên khoa về sức khỏe tâm thần hỗ trợ điều trị.

    3.2. Giai đoạn 2

    Sau khi giai đoạn 1 không được điều trị thì bệnh trầm cảm sẽ tiến triển đến giai đoạn 2. Các dấu hiệu và triệu chứng đều tương tự như giai đoạn 1 nhưng sẽ ở mức độ nặng hơn. Thêm vào đó, trầm cảm ở giai đoạn 2 còn có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều vấn đề như:

    • Dễ bị tổn thương đến lòng tự trọng.

    • Khả năng làm việc bị suy giảm.

    • Người bệnh có thể cảm thấy bản thân đã không còn giá trị.

    • Quá nhạy cảm.

    • Biểu hiện lo lắng thái quá.

    Sự khác biệt lớn nhất giữa hai giai đoạn trên chính là các dấu hiệu đủ nghiêm trọng và có những ảnh hưởng nhất định trong các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Đó cũng là lúc mà bệnh trầm cảm dễ được phát hiện hơn. Khi đã xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh thì lúc này, các biện pháp tâm lý kết hợp cùng thuốc uống sẽ được chỉ định khi điều trị.

  • 3.3. Giai đoạn nặng không loạn thần

    Trầm cảm có mấy giai đoạn? Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng sẽ không đi kèm với triệu chứng loạn thần. Trầm cảm nặng sẽ có những triệu chứng khá nghiêm trọng và đáng được chú ý. Những người xung quanh người bệnh cũng có thể phát giác thông qua những biểu hiện sau đây:

    • Xu hướng buồn bã kéo dài.

    • Dễ bị kích động hơn, hành động có phần chậm chạp hơn.

    • Luôn cảm thấy mất tự tin.

    • Cảm thấy bản thân mình vô dụng hoặc lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi.

    • Có xu hướng tự làm tổn thương mình hoặc gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

    Nhìn chung, đây là giai đoạn hội tụ đủ những triệu chứng điển hình của các giai đoạn trên nhưng ở mức độ nặng hơn. Thời gian xuất hiện của các dấu hiệu có thể kéo dài trong tối thiểu 2 tuần. Đồng thời, khả năng hoạt động liên quan đến xã hội, nghề nghiệp hay các hoạt động sinh hoạt khác cũng bị ảnh hưởng.

    3.4. Giai đoạn nặng kèm loạn thần

    Ở giai đoạn này, các dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác bắt đầu xuất hiện. Người bệnh có thể nghe thấy những tiếng nói, những âm thanh lạ trong tiềm thức. Thậm chí, một số trường hợp còn tưởng tượng tai họa có thể sắp xảy đến.

  • Người bệnh khi đến giai đoạn này cần phải được can thiệp y tế. Khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu loạn thần hoặc có những hành vi khiến bản thân bị tổn thương thì cần được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ ngay lập tức. Bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc, kết hợp với các phương pháp trị liệu tâm lý hoặc sốc điện,… để người bệnh có thể ra khỏi tình trạng nguy hiểm.

Xem thêm: MẤT NGỦ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

  • 3.5. Những dạng trầm cảm khác

    Bên cạnh các giai đoạn được đề cập ở trên, người ta còn chia ra một giai đoạn khác được gọi là trầm cảm ẩn. Đối với giai đoạn này, các biểu hiện thường không rõ ràng, có thể là những triệu chứng cụt và khó chẩn đoán hơn rất nhiều.

    Nếu người bệnh được tiến hành điều trị trầm cảm thì còn được đưa vào giai đoạn lui bệnh bao gồm lui hoàn toàn và lui một phần. Cụ thể:

    • Lui hoàn toàn tức là giai đoạn không còn bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

    • Lui một phần: Người bệnh vẫn còn những dấu hiệu nhẹ của bệnh nhưng không đủ để liệt vào bệnh trầm cảm (dưới 4 biểu hiện).

    Trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, cuộc sống của cá nhân và xã hội nên cần được phát hiện và điều trị sớm. Một phương pháp điều trị tốt, một người bác sĩ hỗ trợ, sự chia sẻ của người thân có thể giúp bạn vượt qua trầm cảm nhẹ dễ dàng hơn nhiều. Để đặt lịch khám vui lòng liên hệ tổng đài 18009415 để được tư vấn đặt lịch khám tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.

 

Back To Top