MẤT NGỦ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

- 288 lượt xem - Thần kinh, Y học thường thức

Việc ngủ đủ và ngủ ngon đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta, bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe tim mạch… Đặc biệt, giấc ngủ giúp phục hồi cơ thể sau một ngày làm việc mệt mỏi, giúp các cơ, mô và tế bào được tái tạo và phục hồi năng lượng.

Tuy nhiên không phải ai cũng có một giấc ngủ chất lượng như mong muốn. Viện nghiên cứu về giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) thống kê rằng, cứ 3 người sẽ có 1 người xuất hiện các triệu chứng mất ngủ. Cứ 10 người sẽ có 1 người có triệu chứng mất ngủ mãn tính, là tình trạng mất ngủ ít nhất 3 lần/tuần, kéo dài trong ít nhất 3 tháng.

Mất ngủ, kể cả trong thời gian ngắn, có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh hen suyễn, các vấn đề tim mạch, làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp, các rối loạn tâm thần, bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì…

Những dấu hiệu của bệnh mất ngủ

Mất ngủ thường có những dấu hiệu sau:

  • Khó ngủ.
  • Khó duy trì giấc ngủ.
  • Thức dậy sớm.
  • Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy.
  • Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.

Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:

  • Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm…) là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
  • Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
  • Thay đổi nhịp sinh học: Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ.

  • Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn,…, người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ.
  • Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ rất phổ biến, bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,…
  • Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.
  • Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội: Không hoặc ít hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm.
  • Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm

Triệu chứng mất ngủ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ thường bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm
  • Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm
  • Mệt mỏi, uể oải, không thấy thư giãn sau khi ngủ
  • Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
  • Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày
  • Cáu gắt, lo lắng, tâm trạng thay đổi thất thường
  • Khó tập trung, mau quên

Tác hại của bệnh mất ngủ

Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như:

  • Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.
  • Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường.
  • Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.
  • Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn.
  • Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.
  • Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân.
  • Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …

Chữa bệnh mất ngủ như thế nào?

  • Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
  • Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà mộc lan,…
  • Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh,…).
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
  • Massage trước khi ngủ.
  • Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.
  • Sử dụng các loại tinh dầu giúp ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ.
  • Châm cứu: Là phương pháp giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, thư giãn, đả thông kinh mạch,… giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Nếu áp dụng các biện pháp chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc nhưng vấn đề không được cải thiện, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Khi điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hỗ trợ bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn.

Với cách điều trị này, bạn nên lưu ý uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng của thuốc để tránh các tác dụng phụ không như mong muốn.

Xem thêm: TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐAU ĐẦU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Phòng ngừa mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể được phòng ngừa hay hạn chế một cách đơn giản thông qua các thói quen tốt như:

  • Duy trì giờ đi ngủ và giờ thức nhất quán hàng ngày, kể cả cuối tuần.
  • Vận động nhẹ nhàng nhằm thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
  • Kiểm tra các loại thuốc đang uống để xem liệu chúng có góp phần gây ra chứng mất ngủ hay không. Nếu không chắc về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, hãy trao đổi với bác sĩ y khoa.
  • Không ngủ trưa quá mức. Thông thường, thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là từ 20-40 phút và không quá 60 phút.
  • Tránh hoặc hạn chế caffeine và rượu, không sử dụng nicotine.
  • Không ăn uống quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là trước khi ngủ.
  • Không cài đặt quá nhiều thiết bị điện tử trong phòng ngủ để tránh sử dụng thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
  • Thư giãn nhẹ trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
Back To Top