NỘI SOI TIÊU HÓA VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

- 66 lượt xem - Chưa phân loại

Phương pháp nội soi tiêu hóa giúp phát hiện sớm các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng đang ngày một gia tăng và có tỷ lệ tử vong cao hiện nay.

Nội soi tiêu hóa là gì?

Nội soi tiêu hóa là phương pháp kiểm tra trực quan ống tiêu hóa bằng cách dùng một ống soi dài và mềm, có gắn camera để luồn từ miệng, mũi (nội soi trên), hoặc từ hậu môn (nội soi dưới) vào đường tiêu hóa. Phương pháp này giúp chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa, hoặc đôi khi cũng có thể được dùng để điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng).

Nội soi đôi khi được kết hợp với siêu âm để tăng hiệu quả chẩn đoán trong những trường hợp đặc biệt, được gọi là siêu âm nội soi. Một đầu dò siêu âm có thể được gắn vào ống nội soi để tạo ra những hình ảnh chuyên biệt về thành thực quản, dạ dày hoặc có thể giúp bác sĩ tạo ra hình ảnh của các cơ quan khó tiếp cận như tuyến tụy.

Cách hình thức nội soi tiêu hóa được sử dụng

Nội soi không gây mê

Nội soi không gây mê là kỹ thuật nội soi truyền thống, thường được sử dụng phổ biến bởi chi phí thăm khám không quá cao. Ống nội soi thường được đưa vào đường tiêu hóa của bệnh nhân thông qua đường mũi, miệng hoặc hậu môn, tùy thuộc vị trí cần quan sát. Để giảm bớt cảm giác khó chịu, thậm chí là đau tức tại thời điểm di chuyển ống nội soi vào cơ thể, bác sĩ thường có thể xịt thuốc tế cho bệnh nhân trước đó. Sau khi nội soi kết thúc, bệnh nhân thường có các biểu hiện như đau rát cổ họng, tức bụng, buồn nôn và mệt mỏi.

Nội soi gây

Kỹ thuật nội soi gây mê có bản chất tương tự với nội soi không gây mê, tuy nhiên, khác biệt ở chỗ người bệnh được gây mê toàn thân trong suốt quá trình nội soi. Điều này giúp người bệnh không cảm thấy lo lắng hay đau đớn khi thực hiện, đồng thời, quá trình thực hiện cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau nội soi, người bệnh cần được nghỉ ngơi 1 – 2 tiếng đồng hồ để ổn định tinh thần và đợi thuốc mê hết tác dụng hoàn toàn.

Nhược điểm của phương pháp nội soi tiêu hóa gây mê là có chi phí tương đối cao, diễn ra trong thời gian dài hơn, không phù hợp với người bệnh có tiền sử dị ứng với các loại thuốc gây mê.

XEM THÊM: PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT U DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG

Những lưu ý cho bệnh nhân trước khi nội soi 

Đối với Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng

– Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng chuẩn bị rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 giờ, có thể uống nước nhưng là nước trắng và lượng ít.

Đối với Nội soi Đại tràng

– Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị phức tạp hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ mới có thể thấy rõ lòng đại tràng.

– Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ vào buổi tối (ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc): ăn cháo, soup.

– Uống thuốc làm sạch ruột vào khoảng từ 7 đến 9 giờ tối. Tốt nhất là nên để lạnh thuốc trước khi uống.

– Nếu bạn dùng Fortran: Pha 3 gói FORTRANS với 3l nước, uống mỗi lần một ly khoảng 200ml , cứ mỗi 10 đến 15 phút một lần cho đến khi uống hết 3l nước thuốc đó.

– Nếu bạn dùng Fleet Phosphat Soda, uống 1 chai 45ml lúc 7h chiều sau đó uống thêm 1 lít nước. Sáng hôm sau lúc 6h sáng, bạn uống tiếp 1 chai 45ml và 1 lít nước. Bạn có thể pha loãng chai Fleet với nước trái cây hoặc nước lọc để uống ( 1 chai fleet pha thành 250ml nước).

– Không ăn gì sau khi sử dụng thuốc làm sạch ruột. Bạn có thể uống nước trắng khi cần. Uống thuốc điều trị hàng ngày với một lượng nước nhỏ vào buổi sáng ngày làm nội soi. Không uống thuốc tiểu đường.

– Mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng với thuốc rửa ruột một cách khác nhau, thông thường bạn sẽ đi- tiêu phân lỏng 10-15 lần.

– Nếu phải làm nội soi sau 12 giờ trưa: bạn có thể uống dịch lỏng 6 giờ trước khi nội soi, dịch lỏng gồm: nước soda có đường, nước lọc, nước hầm gà hoặc bò trong, nho trắng hoặc nước táo

Những lưu ý cho bệnh nhân sau khi nội soi 

Nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng:

Sau khi nội soi Thực quản – Dạ dày – Tá tràng Bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Đôi khi có cảm giác đau họng, đầy bụng chút ít thường sau khoảng 30 phút hết hoàn toàn các cảm giác khó chịu.

Trong trường hợp có tiền mê hoặc mê cần thêm khoảng 1h để tỉnh táo và phải có người nhà đi cùng.

Đối với Nội soi Đại tràng:

Sau khi Nội soi Đại tràng người bệnh cần thực hiện những việc sau:

+ Nghỉ ngơi tại phòng chờ một thời gian ngắn trước khi ra về.

+ Ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau khi soi trực tràng như: Cảm giác đau bụng ít hay cảm giác mót rặn, bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ đây là triệu chứng bình thường và biến mất nhanh.

Trong trường hợp bệnh nhân thấy đau nhiều hay rất khó chịu, cần báo ngay cho điều dưỡng hay bác sĩ biết để xử lý kịp thời.

NỘI SOI TIÊU HOÁ ĐẢM BẢO SẠCH – AN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG
Nội soi dạ dày – đại tràng đảm bảo sạch khuẩn để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm trong quá trình thực hiện.
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương thực hiện quy trình soi sạch – an toàn bảo vệ sức khoẻ cho bệnh nhân:
– Các dụng cụ y tế bao gồm kìm sinh thiết, canuyl ngáng miệng, dây oxy kính,…đều được sử dụng một lần bằng bộ dụng cụ mới
– Người bệnh được cấp phát quần áo nội soi riêng đảm bảo lịch sự tế nhị. Các đồ dùng cá nhân khác bao gồm: khăn trải giường, cốc uống thuốc… không dùng chung
– Các dụng cụ như dịch truyền, dây truyền, bông cồn,… được bóc mới tại chỗ, nguyên tem mác
– Dây soi được khử khuẩn mức độ cao bằng máy
Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline tổng đài CSKH : 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Back To Top