Những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

- 113 lượt xem - Sản phụ khoa, Y học thường thức

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể không rõ ràng. Trong giai đoạn tiến xa, các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau lưng,…

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là ung thư phát triển từ các tế bào bất thường tại cổ tử cung. Về mặt giải phẫu học, cổ tử cung là phần dưới của tử cung, được nối với âm đạo ở phía dưới và với tử cung ở phía trên.

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, đặc biệt ở những phụ nữ trên 30 tuổi.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp

Ở giai đoạn sớm, người bệnh ung thư cổ tư cung thường không có biểu hiện hay triệu chứng cụ thể. Khi bệnh ở giai đoạn tiến xa, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ hơn do khối u phát triển tại chỗ gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh, cũng như di căn xa tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Các biểu hiện ung thư cổ tử cung có thể là:

  • Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung: Ra máu và tiết dịch âm đạo bất thường, đau và chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Các dấu hiệu khi bệnh ở giai đoạn tiến xa: đau vùng chậu, đau lưng, phù chân và đau nhức chân, mệt mỏi, sụt cân, rò phân/nước tiểu qua ngả âm đạo, gãy xương,…

1. Chảy máu âm đạo bất thường

Ra máu âm đạo bất thường là một dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng chảy máu âm đạo thường gặp như:

  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu sau khi mãn kinh
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh
  • Kinh nguyệt kéo dài
  • Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường

2. Tiết dịch âm đạo bất thường 

Đây cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng thường gặp như:

  • Dịch tiết ra có thể chứa một ít máu, giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi mãn kinh.
  • Dịch tiết có mùi hôi.
  • Dịch có màu khác thường (trắng, trong, dạng nước hoặc màu nâu).

3. Đau khi quan hệ tình dục

Đây cũng là một trong những dấu hiệu gợi ý ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

4. Đau vùng chậu 

Đau vùng chậu không phải do ngồi sai tư thế, nằm hay đau không giải thích được. Cơn đau thường gặp ở vị trí gần ruột thừa hoặc ở vùng giữa của xương chậu. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến xa (khi u chèn ép các cơ quan trong vùng chậu, di căn xương,…).

5. Phù chân

Phù chân không giải thích được có thể là một dấu hiệu nhận biết. Các tế bào ung thư di căn đến các hạch bạch huyết vùng chậu gây chèn ép đường dẫn lưu bạch huyết (còn được gọi là phù bạch huyết).

Các dấu hiệu khác như: Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, chán ăn kéo dài, gãy xương do di căn xương, rối loạn đại-tiểu tiện do u phát triển gây chèn ép trực tràng-bàng quang,…

Tầm soát phát hiện sớm

Tầm soát là phát hiện những thay đổi tiền ung thư hay ung thư giai đoạn sớm khi chưa có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh, mục đích nhằm điều trị sớm và giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)

1. Khám sàng lọc

Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi

Nên bắt đầu làm xét nghiệm Pap ở tuổi 21. Nếu kết quả xét nghiệm Pap bình thường, lần xét nghiệm Pap tiếp theo có thể làm sau 3 năm.

Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi

Phụ nữ trên 65 tuổi

Những trường hợp không cần thiết phải tầm soát trong nhóm tuổi này như: Những phụ nữ đã có kết quả xét nghiệm tầm soát bình thường trong nhiều năm, những phụ nữ đã được cắt bỏ cổ tử cung trong điều trị bệnh lý lành tính như u xơ tử cung,…

2. Phương pháp tầm soát ung thư

Xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV có thể giúp tầm soát, phát hiện sớm.

Xét nghiệm Pap

Giúp phát hiện dấu hiệu tiền ung thư, những thay đổi tế bào trên cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư nếu không được điều trị thích hợp.

Trong quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại (được gọi là mỏ vịt) để mở rộng âm đạo. Điều này giúp bác sĩ quan sát âm đạo và cổ tử cung, đồng thời bệnh phẩm tế bào và chất nhầy từ cổ tử cung sẽ được lấy ra để xét nghiệm.

Xét nghiệm HPV 

Giúp xác định các týp virus HPV, đặc biệt các týp có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung (týp 16, 18) trên mẫu bệnh phẩm.

Cách phòng ngừa 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), điều quan trọng nhất có thể làm để giúp ngăn ngừa  là tiêm vắc xin dự phòng và làm các xét nghiệm tầm soát định kỳ.

1. Vắc xin phòng ngừa HPV

Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV giúp bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus HPV thường gây ra ung thư, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, tiêm vắc xin không thể thay thế cho việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Tại Mỹ, tiêm phòng HPV được khuyến cáo cho trẻ em gái từ 11 tuổi đến 12 tuổi, nhưng có thể được tiêm bắt đầu từ 9 tuổi.

Tại Việt Nam, thuốc chủng ngừa HPV cũng được khuyến cáo cho tất cả nữ giới từ 26 tuổi trở xuống, nếu chưa từng được chủng ngừa.

Tiêm phòng HPV thường không được khuyến cáo cho phụ nữ trên 26 tuổi do những phụ nữ ở độ tuổi này thường đã phơi nhiễm với HPV và ít mang lại lợi ích dự phòng. Tuy nhiên, một số phụ nữ trong độ tuổi từ 27 đến 45 tuổi và chưa được chủng ngừa có thể được tiêm phòng HPV sau khi thảo luận với bác sĩ về nguy cơ nhiễm chủng HPV mới, cũng như những lợi ích có thể có của việc tiêm phòng.

Trẻ em gái dưới 15 tuổi sẽ được tiêm 2 liều vắc xin, mỗi liều cách nhau từ 6-12 tháng. Với những trẻ từ 15 tuổi trở lên, tiêm 3 liều cách nhau 6 tháng.

Trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương có đầy đủ các mũi tiêm phòng ngừa HPV. Liên hệ ngay Hotline: 18009415 để được tư vấn và hỗ trợ.

Back To Top