Dấu hiệu suy giảm thính lực ở trẻ em

Nghe kém hay suy giảm thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến sẽ làm thay đổi tính nết của trẻ, giảm khả năng học tập, … Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nghe kém ở trẻ em:

– Các nguyên nhân bẩm sinh: Di truyền; Quá trình mang thai của mẹ mắc một số bệnh như Rubella, giang mai hoặc dùng thuốc… là yếu tố có thể gây nghe kém hoặc điếc.
Một số yếu tố khác như trẻ sinh non, cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ giảm thính lực. Vàng da sau sinh, nhất là đối với trẻ vàng da nặng trong giai đoạn trẻ sơ sinh có thể gây tổn thương thần kinh nghe, qua đó gây nghe kém ở trẻ…
– Các nguyên nhân mắc phải:
Nguyên nhân mắc phải dẫn đến trẻ giảm thính lực bao gồm: Nút dáy tai, dị vật ống tai ngoài, trẻ mắc viêm màng não, viêm tai giữa, sử dụng một số loại kháng sinh gây ngộ độc tai; chấn thương vùng đầu; tiếng ồn …là những nguyên nhân gây ra nghe kém

 Khi nào trẻ cần đi khám thính lực?

• Trẻ phàn nàn về việc bị ù tai, nghe kém
• Trẻ chậm nói, phát âm không đúng từ
• Trẻ bị viêm tai giữa thường xuyên, hay tái phát.
• Trẻ học kém, khả năng hiểu bài trong lớp giảm sút
• Trẻ nói quá to, xem ti vi với âm lượng cao, thường không tập trung lơ đãng
• Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền).
• Trẻ mắc các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ: hội chứng Down, hội chứng Alport, hội chứng Crouzon, hội chứng Waardenburg,… )…
Để phục vụ tốt nhất cho công tác khám chữa bệnh, sàng lọc và phát hiện sớm các trường hợp suy giảm thính lực ở trẻ em, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đã và đang triển khai các dịch vụ :
• Sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp đo âm ốc tai (OAE)
• Đo Thính lực đơn âm
• Đo Nhĩ lượng
• Đo Phản xạ cơ bàn đạp
• Tư vấn và lắp máy trợ thính cho các trường hợp có chỉ định
Back To Top