BỆNH ZONA THẦN KINH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

- 399 lượt xem - Y học thường thức

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng ngoài da do virus Varicella gây ra. Bệnh gây tổn thương da và dây thần kinh với các triệu chứng nổi mụn nước và đau rát trên vùng da bị tổn thương. Zona thần kinh đa số lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

1. Zona thần kinh là bệnh gì?

 

Bệnh zona thần kinh (Zona) còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu. Những người nhiễm loại virus này lúc còn nhỏ, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt, chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, khi gặp điều kiện thuận lợi: hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần bị chấn động, hoặc suy nhược cơ thể, virus sẽ tái hoạt động thành bệnh zona.

Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực của dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 – 3 tuần.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh zona thần kinh.

 

Khi bị nhiễm virus Zona, người bệnh sốt từ 38-39 độ C, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng,…

  • Da người bệnh nổi ban đỏ đau rát, dần dần hình thành các đám mụn nước nhỏ, bọng nước tập trung thành từng chùm, dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.
  • Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau màu chuyển đục, hóa mủ, sau vài ngày các mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống như bị hắc lào.
  • Người bệnh xuất hiện cảm giác ngứa, đau rát bỏng, âm ỉ, đau như kim châm, giật giật từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh.
  • Nếu zona xuất hiện ở khu vực quanh tai, người bệnh có thể phàn nàn bị nghe kém bên tai cùng với tai bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng ve kêu, dế kêu
  • Ngoài những triệu chứng trên người bệnh còn cảm thấy nhức đầu,chóng mặt, khó chịu, đi loạng choạng, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết mồ hôi.

3. Nguyên nhân gây zona thần kinh

Nguyên nhân chính là do virus Varicella-zoster. Ngoài ra, các yếu tố có thể khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn là:

  • Người từng mắc bệnh thủy đậu hay zona. Vì virus có thể cư trú tại hạch thần kinh của người bệnh hàng chục năm và hoạt động trở lại gây bệnh
  • Người có hệ miễn dịch bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm như người bị nhiễm HIV, hóa trị ung thư, người mang thai… sẽ có nguy cơ bị zona.

4. Bệnh zona có lây hay không?

  • Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh thì khả năng bị lây nhiễm rất cao.
  • Người chưa bị thủy đậu và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ có nguy cơ phát thủy đậu trước, sau khi lành rất lâu sau có thể bị zona thần kinh.
  • Đã tiêm phòng vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh khi miễn dịch cơ thể bị suy giảm.

5. Điều trị bệnh zona thần kinh

 

  • Khi người bệnh nhiễm virus zona thường được chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng virus (acyclovir) hay dùng là zovirax liều thay đổi theo từng độ tuổi.
  • Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh, kháng sinh chống bội nhiễm, kháng viêm, chống phù nề… Nếu có kèm theo liệt mặt, cần sử dụng thuốc chuyên biệt và sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm.
  • Với zona thần kinh, trong những trường hợp đau nhiều, kéo dài và gây mất ngủ cần được dùng thuốc an thần, giảm đau mạnh. Các loại thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua để dùng.
  • Thuốc tăng cường miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp
  • Điều trị tại chỗ: bôi thuốc mỡ kháng viêm, chống virus như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm, chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.

XEM THÊM:https://benhvienhungvuong.vn/bang-gia-vaccine-tai-he-thong-trung-tam-tiem-chung-cua-benh-vien-da-khoa-hung-vuong-cap-nhat-ngay-tu-1-4-2023/

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Để phòng tránh bệnh và tránh lây lan bệnh người bệnh cần lưu ý:

-Không chà xát làm tổn thương và để nước bẩn tiếp xúc với vùng da nổi mụn nước. Tuyệt đối tránh làm cho các mụn nước vỡ ra dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương.

-Rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng, thuốc rửa do bác sĩ chỉ định.

-Rửa và vệ sinh tay thường xuyên khi vừa chăm sóc vùng da bị tổn thương.

-Cần mặc đồ rộng rãi, thoải mái.

-Hạn chế tiếp xúc với người chưa tiêm phòng hoặc đang bị thủy đậu, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai.

– Tiêm phòng vacxin thủy đậu là cách bảo vệ hữu hiệu nhất.

Zona thần kinh tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng cũng gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Đồng thời, việc phòng ngừa lây bệnh cho những người xung quanh cũng rất quan trọng. Tiêm vacxin thủy đậu là cách phòng bệnh tốt nhất đối với mọi người.

Quý khách hàng có thể liên hệ trung tâm tiêm chủng Bệnh viện đa khoa Hùng Vương qua số Hotline: 0911633115 để được hỗ trợ và tư vấn.

Back To Top