Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
- Vi khuẩn: lậu cầu, phế cầu, liên cầu, não mô cầu…
- Virus: adeno virus, entero virus…
- Do dị ứng: bụi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…
Lâm sàng: bệnh có thể ban đầu xuất hiện ở 1 mắt, sau lan sang 2 mắt. Thời gian ủ bệnh thường từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh diễn biến rất nhanh, có 1 số biểu hiện sau
- Kết mạc cương tụ, phù nề
- Mi phù nề
- Có thể có xuất tiết hoặc màng giả
- Nếu không điều trị kịp thời, có thể tiến triển thành apxe giác mạc, có thể hoại tử thủng giác mạc.
- Có thể có hạch trước tai, sốt nhẹ
Nếu bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng có thể có các biểu hiện như chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều, có thể kèm cả viêm mũi dị ứng.
Điều trị viêm kết mạc phụ thuộc vào thể bệnh
Điều trị viêm kết mạc phụ thuộc vào thể bệnh
- Viêm kết mạc do virus: bệnh thường tự giới hạn trong vài ngày, có thể dùng thuốc nhỏ mắt, kháng sinh phòng bội nhiễm
- Viêm kết mạc do vi khuẩn: Dùng kháng sinh nhỏ, kháng sinh bôi theo đơn của bác sĩ, các thuốc hay được dùng như tobramycin, ofloxacin, thuốc kháng sinh toàn thân dùng trong những trường hợp viêm kết mạc do lậu cầu, bạch hầu. Thận trọng khi dùng các loại thuốc có chứa thành phần corticoid (prednisolon acetat, fluorometholon…)
- Viêm kết mạc do dị ứng: tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, dùng các thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm, nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi gây cảm giác dễ chịu.
Phòng bệnh
- Điều trị bệnh lậu đường sinh dục (nếu có)
- Vệ sinh và tra thuốc sát khuẩn/ kháng sinh cho trẻ sơ sinh ngay khi vừa đẻ ra
- Tiêm phòng đầy đủ theo quy định
- Nếu bị bệnh cần điều trị tích cực ngay tránh lây lan thành dịch
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E