Bệnh bạch hầu và dấu hiệu nhiễm bệnh

- 14 lượt xem - Bệnh truyền nhiễm

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính chất gây dịch, chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp, do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheriae) gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 70% là ở trẻ dưới 15 tuổi và chưa tiêm vắc-xin. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. C. diphtheriae là trực khuẩn hình que hơi phình một đầu hình chùy, Gram dương, hiếu khí, không sinh nha bào, không có vỏ, không di động.

Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố (exotoxin) dẫn đến phù nề, sau đó hoại tử và loét niêm mạc, tạo ra các giả mạc bám chặt vào niêm mạc.

BẠCH HẦU LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

Nguồn gây bệnh  là các bệnh nhân nhiễm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện bệnh. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh. Bệnh cũng có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH BẠCH HẦU

Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là Bạch hầu họng. Ngoài ra, các vị trí khác có thể nhiễm bệnh như bạch hầu da, bạch hầu mắt…

Với thể bạch hầu họng, sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ 37,5-38oC, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu; khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amydan có điểm trắng mờ; sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau. Sau khoảng 3 ngày, bệnh bước vào giai đoạn toàn phát với các triệu chứng điển hình nhất: sốt tăng 38-38,5oC, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ; khám họng thấy giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên amydan, có thể lan trùm cả lưỡi gà và màn hầu; hạch vùng cổ sưng đau, phù nề, khi có dấu hiệu cổ bạnh (bull neck) là dấu hiệu nặng. Giả mạc lan rộng có thể gây thở rít, tắc nghẽn đường thở và suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, giả mạc hết nhanh (1-3 ngày), bệnh nhân hết sốt và hồi phục dần sau 2-3 tuần.

PHÒNG NGỪA NHIỄM BỆNH

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh qua đường hô hấp, các chuyên gia khuyến cáo thực hiện việc cách ly và điều trị cho cả bệnh nhân và người không mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh. Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất được các chuyên gia khuyến nghị là tiêm vắc xin bạch hầu cho trẻ em từ 2 tháng tuổi và người lớn. Sau đó, cần tiêm nhắc lại mỗi 3 năm hoặc 5 năm hoặc 10 năm theo khuyến cáo của từng độ tuổi để củng cố miễn dịch.

Vắc xin phòng bệnh được đánh giá là rất hiệu quả trong việc phòng bệnh với hiệu quả bảo vệ cao lên đến trên 95%. Bộ Y tế khuyến khích thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu mũi cơ bản đối với trẻ sơ sinh từ 2 – 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, người trưởng thành vẫn có thể tiêm vắc xin này để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và đối mặt với các biến chứng nguy hiểm mà bệnh bạch hầu gây ra. Hiện nay, vắc xin phòng tránh bệnh  thường được tích hợp trong các loại vắc xin 3 trong 1, 4 trong 1, 5 trong 1 và 6 trong 1 để phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thông qua 1 lần tiêm, hạn chế tối đa số mũi tiêm và giảm thiểu cảm giác đau khi chích ngừa mà vẫn đảm bảo được hiệu quả phòng ngừa của vắc xin.

Hiện Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Hùng Vương đang có đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu dành cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu và vắc xin phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu hiện đang cung cấp tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Hùng Vương: Vắc xin 6 trong1; Vắc xin BOOSTRIX phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, vắc xin 4 trong 1.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ Trung tâm tiêm chủng theo số 0911633115 để được hỗ trợ tư vấn và đặt tiêm!

Back To Top