Bệnh Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có thể gặp ở nam và nữ. Bệnh thường có triệu chứng nghèo nàn vì vậy thường bị bỏ qua và điều trị ở giai đoạn muộn hay điều trị không triệt để để lại hậu quả nghiêm trọng đặc biệt bệnh Chlamydia có thể gây vô sinh ở cả nam giới và nữ giới. Chlamydiae không di động, là vi khuẩn ký sinh nội bào. Chúng chứa DNA, RNA, và ribosome và tạo ra các protein và axit nucleic của chúng. Tuy nhiên, chúng phụ thuộc vào tế bào chủ 3 trong số 4 nucleoside triphosphates của chúng và sử dụng adenosine triphosphate (ATP) để tổng hợp protein chlamydial.
Chi Chlamydia chứa 12 loài; 3 trong số này gây bệnh ở người:
- Chlamydia trachomatis
- Chlamydia pneumoniae
- Chlamydia psittaci
Các chủng Chlamydial có thể gây nhiễm trùng lâu dài, thường là không có triệu chứng lâm sàng.
1. Tìm hiểu về Chlamydia
- Nhiễm Chlamydialà bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Chlamydia là một loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus do hệ thống gen di truyền của Chlamydia có thể xếp vào nhóm virus, cũng có thể xếp vào nhóm vi khuẩn.
- Bệnh Chlamydia đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. Nguyên nhân chính của bệnh Chlamydia là quan hệ tình dục không an toàn và nạo hút thai.
- Bệnh Chlamydia vẫn bị bỏ sót nhiều do các nguyên nhân như:
+ Các triệu chứng mờ nhạt, ít gây khó chịu cho bệnh nhân do vậy mọi người đều bỏ qua không đi khám, không điều trị kịp thời.
+ Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được.
+ Bệnh phối hợp với các bệnh khác như lậu, tạp khuẩn vì vậy khi điều trị chỉ tập trung điều trị các nguyên nhân trên nên vi khuẩn Chlamydia vẫn tồn tại và tiếp tục gây bệnh.
+ Nạo hút thai cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh Chlamydia
Nam giới: Biểu hiện bệnh ở nam thường nghèo nàn nên người bệnh chủ quan và dễ bị nhầm lẫn với bệnh lậu mãn tính. Thời gian ủ bệnh khoảng 1-3 tuần. Sau đó xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất hiện tiết dịch niệu đạo, số lượng ít hoặc vừa, hiếm khi có nhiều. Dịch thường có màu trong nhầy, trắng đục hoặc màu vàng. Có thể có biểu hiện ướt và dính ở miệng sáo.
- Rối loạn tiểu tiệnnhư: đái khó, ngứa trong niệu đạo
- Sưng đau tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn
Nữ giới: Bệnh đa phần không có triệu chứng gì, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất hiện dịch tiết cổ tử cung màu trong hoặc vàng, số lượng vừa kèm ngứa âm đạo.
- Đi tiểu khó, viêm niệu đạo.
- Đau khi giao hợp tình dục.
- Dễ chảy máu sau quan hệ, chảy máu sau khi thăm khám
Chlamydia ít triệu chứng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác
3. Bệnh Chlamydia có thể gây vô sinh
- Nhiễm khuẩn Chlamydia là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà không có biểu hiện rõ rệt, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm và không được điều trị sớm. Vi khuẩn này di chuyển đến tinh hoàn sẽ khiến cho chất lượng tinh trùng bị suy giảm, tấn công vào tinh hoàn tác động trực tiếp tới những tinh trùng được sinh ra. Chúng sẽ xâm nhập sâu vào bên trong, hấp thu hết các dưỡng chất của tinh trùng, khiến tinh trùng bị yếu và chết ngay lập tức sau khi sinh.
- Ngoài ra vi khuẩn Chlamydia còn gây biến dạng tinh trùng khiến chúng bị dị dạng làm giảm khả năng thụ thai thành công.
- Bệnh Chlamydia là nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo… trong đó tuyến tiền liệt là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng và chất lượng hoạt động của tinh hoàn dẫn đến tinh trùng được xuất ra không khỏe mạnh để thụ thai.
- Chlamydia xâm nhập vào cơ thể làm lượng bạch cầu trong tinh hoàn tăng cao ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng do hình thành kháng thể kháng tinh trùng cản trở việc thụ thai thành công.
- Ở Nữ Chlamydia gây ra là hiện tượng dính và bí tắc vòi tử cung. Khi soi ổ bụng chẩn đoán hiếm muộn, thấy tử cung, thấy vòi tử cung, buồng trứng và các thành phần xung quanh hệ sinh dục nữ bị dính vào nhau bởi các dải xơ mỏng dẫn đến vòi tử cung cũng bị tắc. Vòi tử cung tắc cũng là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung dẫn đến việc phải thụ tinh trong ống nghiệm do trứng không thể đi vào buồng tử cung.
Chlamydia gây bí tắc vòi trứng ở nữ giới
4. Điều trị bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng làm cha, làm mẹ vì vậy cần được chẩn đoán và điều trị. Điều trị bao gồm:
- Điều trị cho cả bạn tình ngay cả khi họ không có biểu hiện gì của bệnh để tránh tái phát bệnh trở lại.
- Trong thời gian điều trị tránh quan hệ tình dục.
- Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của người thầy thuốc.
5. Sàng lọc Chlamydia
Vì nhiễm trùng bộ phận sinh dục do chlamydia rất phổ biến và thường không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không đặc hiệu (đặc biệt ở phụ nữ), CDC (CDC) khuyến cáo nên kiểm tra định kỳ những người không có triệu chứng có nguy cơ cao bị STD 2015 Sexually Transmitted Diseases Treatment Guidelines).
Những người cần được sàng lọc bao gồm những nhóm người sau đây.
Phụ nữ không mang thai (bao gồm cả những phụ nữ có quan hệ tình dục với phụ nữ) được sàng lọc hàng năm nếu họ có nguy cơ
- Có hoạt động tình dục và < 25 tuổi
- Có tiền sử mắc bệnh STD
- Tham gia vào hành vi tình dục có nguy cơ cao (ví dụ: có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình, tham gia vào mại dâm,
- Có bạn tình có STD hoặc có hành vi nguy cơ cao
Phụ nữ mang thai được sàng lọc trong lần khám đầu tiên của họ trước khi sinh; những người < 25 tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ sẽ được kiểm tra lại trong quý thứ 3 của thai kỳ.
Nam quan hệ tình dục đồng giới được sàng lọc nếu họ đã có hoạt động tình dục trong năm trước:
+ Đối với quan hệ tình dục qua đường hậu môn cho: Sàng lọc nước tiểu
+ Đối với tiếp nhận qua đường hậu môn: Thấm gạc dịch trực tràng
+ Đối với giao hợp miệng: Lấy dịch mũi họng
Tư vấn chuyên môn bài viết Bác sĩ CKI Trần Đức Quyền, Đơn vị nam học và hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.