GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
Luật khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 và
Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số điều
của Luật khám bệnh, chữa bệnh của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề
đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã quy định Kỹ thuật Y- Xét nghiệm Y học chưa có chứng chỉ hành nghề phải
trải qua thời gian 6 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được cấp
Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành trước khi đăng ký hành nghề.
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương xây dựng chương trình đào tạo “Thực hành
khám bệnh chữa bệnh với chức danh kỹ thuật y Xét nghiệm Y học” thời gian 6 tháng
trong đó chuyên ngành Hồi sức cấp cứu 1 tháng và chuyên khoa Xét nghiệm Y học
5 tháng kèm đào tạo kỹ năng thiết yếu nhằm bổ sung và cập nhật những kiến thức
cơ bản và nâng cao cho các kỹ thuật viên những kiến thức, kỹ năng trong thực hành
y khoa và chuyên khoa Xét nghiệm Y học.
Hoàn thành chương trình đào tạo, học viên được cấp “Giấy xác nhận hoàn thành
quá trình thực hành” theo quy định tại Mục 1 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định cấp giấy phép hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh./.
1. Tên chương trình đào tạo: THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỐI
VỚI CHỨC DANH KỸ THUẬT Y – XÉT NGHIỆM Y HỌC
2. Thời lượng: 6 tháng (tương đương 1.056 tiết học)
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:
3.1. Đối tượng học viên.
Học viên đã tốt nghiệp kỹ thuật Y- Xét nghiệm Y học và chưa được cấp chứng
chỉ hành nghề.
3.2. Yêu cầu đầu vào đối với học viên.
Học viên có một trong các bằng sau: trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học, cao
đẳng kỹ thuật Xét nghiệm y học, cử nhân kỹ thuật Xét nghiệm y học.
4. Mục tiêu đào tạo
4.1. Mục tiêu chung: Sau khóa học, học viên được trang bị các kiến thức cơ bản về
HSCC và thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm y học thường quy để phục vụ công
tác khám chữa bệnh một cách chủ động, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở y tế.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu kiến thức
1. Trình bày được các nội quy, quy định các văn bản liên quan đến hành nghề.
2. Vận dụng được các kiến thức cấp cứu cơ bản thường gặp trong khi hành
nghề.
3. Vận dụng được các kiến thức cần thiết về lĩnh vực xét nghiệm và áp dụng
vào xét nghiệm lâm sàng.
4. Vận dụng được nguyên tắc các kỹ thuật xét nghiệm thuộc chuyên khoa Xét
nghiệm.
5. Phân tích được ý nghĩa lâm sàng và biện luận các kết quả xét nghiệm.
Mục tiêu kỹ năng
6. Thực hiện thành thạo và phân tích được các kết quả huyết học, sinh hoá,
miễn dịch, vi sinh – ký sinh trùng.
7. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật định nhóm máu ABO, Rh, kỹ thuật hoà
hợp trong môi trường mặn, môi trường AHG, và các kỹ thuật huyết thanh học nhóm
máu.
8. Thực hiện thành thạo các kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm.
9. Thực hiện đúng quy trình thực hành phòng ngừa kiểm soát nhiễm khuẩn.
10. Thực hành đúng các quy định về an toàn người bệnh và báo cáo sự cố y
khoa.
11. Vận hành và bảo quản các trang thiết bị chuyên môn đảm bảo an toàn hiệu
quả.
Mục tiêu thái độ
12. Rèn luyện văn hoá ứng xử khi tiếp xúc với người bệnh.
13. Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật liên quan và tiêu chuẩn đạo đức
khi thực hành nghề nghiệp.
14. Rèn luyện được tác phong cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, tôn trọng, hợp tác
với người bệnh và đồng nghiệp, đảm bảo an toàn cho người bênh, chịu trách nhiệm
cá nhân khi thực hành nghề nghiệp.
5. Chương trình chi tiết
5.1. Phân bổ chương trình
5.3. Chương trình chi tiết phần lý thuyết và thực hành chuyên khoa Xét nghiệm
Y học (800 tiết chuyên khoa + 24 tiết tự ôn tập kiểm tra đánh giá học phần
6. Tài liệu dạy- học
Tài liệu chính:
– Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản, Bộ Y Tế, 2014.
– Quyết định số 6769 /QĐ-BYT ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi
sinh.
– Quyết định 7034/QĐ-BYT ngày 21/11/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành tài
liệu Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh.
– Quyết định số 2017/QĐ-BYT ngày 09/06/2014 của Bộ Y tế ban hành tài liệu
“Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học-Truyền máu-Miễn
dịch-Di truyền-Sinh học phân tử”.
– Thông tư số 41/2016/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Y tế ban
hành danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp
độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
– Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23 tháng 01 năm 2014 về việc ban hành tài
liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh.
– Vi sinh, kí sinh trùng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2022
– Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013 Hướng dẫn hoạt
động truyền máu
– Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng trong lâm sàng, Nhà
xuất bản y học, Hà Nội – 2016
– Luật số: 15/2023/QH15, ngày 09 tháng 01 năm 2023 Luật khám bệnh, chữa
bệnh
– Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội – 2015
– Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 Quy định chi tiết
một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Chính phủ.
– Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 Quy định chi tiết
một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
– Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014: Quy định về Quy tắc ứng xử của
công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế.
– Thông tư 43/3018/TT-BYT ngày 26/12/2028: Hướng dẫn phòng ngừa sự cố
y khoa trong cơ sở Khám chữa bệnh.
– Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021: Quy định về Quản lý chất thải
y tế trong phạm vi khuân viên cơ sở y tế.
– Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành
tài liệu tiêm an toàn.
– Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh, Bộ Y tế ,2013.
– Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn, Bộ Y tế ,2013.
– Hướng dẫn tuân thủ vệ sinh tay thường quy, Bộ Y tế ,2013.
– Thông tư số 51/2017/TT- BYT Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản
vệ.
7. Phương pháp dạy – học
• Phương pháp dạy học lý thuyết
– Phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của học viên, đặc biệt là đối với những
bài lý thuyết đã được học trong trường học viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi tài
liệu đọc thêm để hiểu vấn đề sâu hơn và ứng dụng thực tế tốt hơn.
– Người hướng dẫn có trách nhiệm hỗ trợ để củng cố thêm phần lý thuyết trong
quá trình học viên thực hành
– Cập nhật kiến thức, những văn bản mới nhất, phù hợp với thực tế.
– Tăng cường áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và sử dụng nghiên cứu ca
bệnh để dạy-học, tránh thuyết trình lại lý thuyết.
• Phương pháp dạy- học lâm sàng
– Áp dụng các phương pháp dạy – học tích cực như: thảo luận nhóm, tình huống
lâm sàng, dạy học dựa trên năng lực, làm mẫu, kèm cặp, giao ban.
– Tham gia thực hiện kỹ thuật xét nghiệm, đọc kết quả và trực bệnh viện dưới
sự hướng dẫn của các bác sĩ, kỹ thuật Y chuyên khoa có kinh nghiệm.
– Thực hiện các thủ thuật trên mô hình ( cấp cứu ngừng tuần hoàn..) dưới sự
hướng dẫn của giảng viên tại Phòng đào tạo trước khi thực hiện thủ thuật trên
người bệnh.
– Mỗi người hướng dẫn không hướng dẫn quá 5 học viên.
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
– Giảng viên lý thuyết:
• Là các bác sỹ, kỹ thuật Y có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
HSCC, Xét nghiệm Y học.
• Đã được bồi dưỡng về phương pháp dạy- học y học theo quy định Bộ
y tế
– Giảng viên hướng dẫn lâm sàng:
• Đáp ứng tiêu chuẩn người hướng dẫn lâm sàng theo Nghị định
96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 “Quy định chi tiết một số
điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh” và Nghị định 111/2017/NĐ-CP
về “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành
sức khỏe”.
• Là các bác sỹ, kỹ thuật Y có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm
vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực
hành;
• Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
• Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở
lên.
• Đã được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng theo quy định bộ
y tế
9. Thiết bị học liệu cho khoá học
– Phòng chụp chiếu, phòng giao ban.
– Có phòng học, thiết bị âm thanh, ánh sáng và các phương tiện đảm bảo dùng
tốt như: máy tính, máy chiếu, y dụng cụ, vật tư tiêu hao cho lý thuyết cũng
như thực hành v.v.
– Các thiết bị trong phòng thực hành tiền lâm sàng:
+ Các mô hình cấp cứu ngừng tuần hoàn.
+ Bóng bóp, các phương tiện hỗ trợ hô hấp, phương tiện và dụng cụ đặt
ống NKQ…
– Các thiết bị tại khoa Xét nghiệm Y học:
+ Máy xét nghiệm huyết học
+ Máy xét nghiệm sinh hoá
+ Máy xét nghiệm miễn dịch
+ Máy xét nghiệm nước tiểu
+ Tủ ấm CO2, tủ ấm thường, kính hiển vi, thước đo …
10. Tổ chức thực hiện chương trình
• Tổ chức học lý thuyết
– Địa điểm: Hội trường B, hoặc T hoặc phòng hành chính khoa HSCC, Xét
nghiệm
– Số lượng học viên: 1 lớp tối đa 30 học viên.
– Cách thức quản lý: Điểm danh hoặc chấm vân tay.
• Tổ chức học thực hành tiền lâm sàng
– Địa điểm: phòng thực hành.
– Số lượng học viên: học viên chia làm nhiều nhóm nhỏ thực hành trên mô hình
( chuyên khoa HSCC) dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
– Cách thức quản lý học viên: Điểm danh.
– Đánh giá: Bảng kiểm quy trình từng nhóm.
• Tổ chức học thực hành lâm sàng
– Địa điểm: Phòng giao ban, phòng xét ngiệm khoa Xét nghiệm.
– Hình thức: Thực hiện kỹ thuật trên mẫu bệnh phẩm.
• Cách thức quản lý:
– Tại khoa, người phụ trách đào tạo cần phân công người hướng dẫn thường
xuyên hỗ trợ, động viên để học viên mới tự tin và hăng say học tập.
– Khi học thực hành, lâm sàng, người hướng dẫn yêu cầu học viên nghiên cứu
trước, chuẩn bị sẵn sàng ý kiến thảo luận về các vấn đề lý thuyết liên quan, về
quy trình, bảng kiểm thực hành. Sau đó học viên thực hành dưới sự hướng
dẫn, hỗ trợ của người hướng dẫn. Trong khi học thực hành lâm sàng, học viên
sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá
– Sau khi học mỗi bài thực hành: Người hướng dẫn yêu cầu học viên/ nhóm học
viên thực hành với sự quan sát của người hướng dẫn và các học viên khác, sau
đó thảo luận, đưa ý kiến phản hồi giúp học viên/ nhóm học viên tiếp tục học
tập để hoàn thiện kỹ năng.
• Đánh giá:
– Mỗi học viên phải thực hành lâm sàng đủ các nội dung trong chương trình đào
tạo tại các chuyên khoa HSCC và Xét nghiệm
– Kết thúc học phần tại mỗi chuyên khoa phải được đánh giá kiến thức và kỹ
năng tại từng chuyên khoa đó theo kế hoạch đánh giá của khoa.
– Hoàn thành các chỉ tiêu thực hành.
11. Đánh giá và cấp giấy xác nhận đào tạo thực hành
11.1. Đánh giá
11.1.1. Điều kiện được tham gia đánh giá:
– Tham gia trên 90% thời lượng khoá học lý thuyết, thực hành không được vắng
mặt, trường hợp bất khả kháng thì phải học bù.
– Không vi phạm nội quy, quy định của Bệnh viện, khoa phòng và khóa đào
tạo.
11.1.2. Đánh giá kiến thức, kỹ năng
Thời điểm đánh giá:
– Mỗi học viên được đánh giá đầu vào, đầu ra trước và sau khi học xong mỗi
học phần
– Đánh giá kiến thức toàn khóa sau khi hoàn thành thời gian thực hành
Nội dung đánh giá:
– Tại mỗi chuyên khoa khi kết thúc học phần:
+ Lý thuyết: Bộ câu hỏi trắc nghiệm gồm 60 câu trong thời gian 60 phút
( câu hỏi MCQ)
+ Thực hành: Bốc thăm quy trình và thi trực tiếp trên người, bệnh phẩm
hoặc mô hình tuỳ vào tình huống.
– Kiến thức toàn khoá:
+ Lý thuyết: Bộ câu hỏi trắc nghiệm về nội dung bài học gồm 100 câu
(dạng câu trả MCQ), thời gian hoàn thành là 90 phút.
+ Thực hành lâm sàng: Bốc thăm quy trình kỹ thuật Xét nghiệm theo bảng
kiểm ban hành của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương và hỏi thi trực tiếp
sau khi kết thúc quy trình.
Kết quả:
– Hoàn thành các điểm kiểm tra đánh giá tại mỗi chuyên khoa đạt điểm theo
quy định (lý thuyết tối thiểu 6 điểm, thực hành trên 6 điểm) (Điểm đánh giá
theo thang điểm 10)
– Hoàn thành các điểm kiểm tra kiến thức và kỹ năng toàn khoá là đạt khi lý
thuyết được tối thiểu 6 điểm và thực hành >6 điểm. (Điểm đánh giá theo thang
điểm 10)
– Nếu chưa đạt, học viên phải đăng ký và nộp đơn xin đánh giá lại.
11.2. Cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành
11.2.1 Điều kiện xác nhận quá trình thực hành:
– Hoàn thành các chỉ tiêu thực hành
– Hoàn thành các nội dung đánh giá kiến thức, kỹ năng bổ trợ và các nội dung
đánh giá tại 02 đơn vị luân khoa.
– Có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực
hành đạt các yêu cầu khóa đào tạo.
11.2.2 Tên giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành:
Giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành theo quy định tại Nghị định
96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 quy định chi tiết một số điều của Luật
khám bệnh, chữa bệnh.
12. Chỉ tiêu thực hành.