Viêm Âm Đạo Ở Nữ Giới Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

- 8 lượt xem - Sản phụ khoa, Y học thường thức

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm xảy ra ở âm đạo, thường do vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Đây là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở nữ giới, gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Viêm âm đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo không được điều trị có thể lây lan đến các cơ quan khác như tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, gây ra viêm vùng chậu và viêm nội mạc tử cung.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Các trường hợp viêm nhiễm nặng và tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tắc ống dẫn trứng, gây khó khăn trong việc thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh.
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Khi niêm mạc âm đạo bị viêm nhiễm, khả năng bảo vệ tự nhiên của âm đạo giảm, dễ dàng dẫn đến nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như HPV, HIV, Chlamydia, lậu,…
  • Biến chứng khi mang thai: Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non, hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Triệu chứng

Viêm âm đạo có thể dễ dàng nhận biết qua một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Khí hư bất thường: Khí hư ra nhiều, có màu vàng, xanh hoặc trắng đục kèm mùi hôi khó chịu.
  • Ngứa rát vùng kín: Cảm giác ngứa ngáy, rát hoặc nóng bỏng ở âm đạo, đặc biệt là khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Cảm giác đau, khó chịu hoặc thậm chí là rát buốt khi quan hệ tình dục.
  • Âm đạo sưng đỏ: Vùng kín sưng, đỏ và có thể xuất hiện các vết loét nhỏ.

Nguyên nhân

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Nhiễm khuẩn: Sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo khiến vi khuẩn có hại phát triển mạnh, gây ra viêm nhiễm.
  • Nhiễm nấm Candida: Candida là loại nấm thường xuất hiện trong âm đạo. Khi môi trường âm đạo thay đổi (do stress, chế độ ăn không lành mạnh, kháng sinh,…) nấm này phát triển mạnh gây viêm âm đạo.
  • Trichomonas: Đây là một loại ký sinh trùng gây viêm âm đạo và có thể lây qua đường tình dục.
  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố trong các giai đoạn như tuổi dậy thì, mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh có thể làm mất cân bằng pH trong âm đạo, gây viêm nhiễm.
  • Vệ sinh không đúng cách: Việc sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, thụt rửa âm đạo thường xuyên hoặc mặc đồ lót không thoáng khí cũng có thể dẫn đến viêm âm đạo.
benh-phu-khoa-thuong-gap

Cách điều trị

Điều trị viêm âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng:

  • Thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm dưới dạng uống, đặt hoặc bôi để tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh.
  • Thuốc bôi ngoài: Đối với triệu chứng ngứa ngáy, có thể dùng thuốc bôi ngoài để giảm ngứa.
  • Điều chỉnh pH âm đạo: Một số trường hợp viêm âm đạo do mất cân bằng pH, bác sĩ có thể khuyên dùng các sản phẩm hỗ trợ cân bằng độ pH âm đạo.
  • Không tự ý điều trị tại nhà: Tự ý sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định có thể gây biến chứng nặng hơn.

Cách phòng ngừa

Phòng ngừa chủ yếu liên quan đến việc duy trì vệ sinh cá nhân và tránh các thói quen có hại:

  1. Vệ sinh vùng kín đúng cách: Rửa sạch vùng kín mỗi ngày bằng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh. Không thụt rửa âm đạo trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  2. Sử dụng quần lót thoáng mát: Lựa chọn quần lót cotton để giúp vùng kín luôn khô ráo và thoáng khí.
  3. Hạn chế sử dụng sản phẩm hóa học: Không nên lạm dụng nước hoa vùng kín, băng vệ sinh hàng ngày hoặc dung dịch vệ sinh có mùi thơm mạnh.
  4. Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
  5. Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
  6. Khám phụ khoa định kỳ: Thực hiện khám phụ khoa 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý phụ khoa.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây, cần đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay để được thăm khám và điều trị:

  • Ngứa ngáy, rát hoặc đau vùng kín kéo dài không giảm.
  • Khí hư có mùi hôi, có màu sắc lạ và lượng ra nhiều bất thường.
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc đau bụng dưới kéo dài.
  • Đã điều trị nhưng triệu chứng không thuyên giảm hoặc tái phát nhiều lần.

Đây kaf bệnh lý phổ biến ở nữ giới và có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị hoặc tự ý sử dụng thuốc, viêm âm đạo có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Để phòng ngừa viêm âm đạo, chị em nên thực hiện vệ sinh đúng cách, duy trì lối sống lành mạnh và khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe.

Back To Top