Nghiên cứu của ĐH Newcastle: Cứ 1 tuần trôi qua, mỗi người lại ăn vào lượng nhựa đủ để ép 1 chiếc thẻ ngân hàng!

- 21 lượt xem - Chưa phân loại

Tình trạng này xuất phát từ "microplastic" – những hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm có khả năng xâm nhập vào thực phẩm, nước uống và thậm chí là không khí mà con người hấp thụ hàng ngày.

Theo nghiên cứu của Đại học Newcastle (Úc), trên thế giới, mỗi người đang ăn khoảng 2.000 hạt microplastic mỗi tuần. Những hạt này có thể đến từ vải sợi quần áo nhân tạo, kem đánh răng hoặc các miếng nhựa lớn bị vứt đi đang trong quá trình phân hủy. Sau đó, chúng đổ ra sông ngòi và biển, trở thành thức ăn của các sinh vật dưới nước và cuối cùng xâm nhập vào chuỗi thức ăn, nước uống của con người.

 

2 1560684162139342707645

Kala Senathirajah, người đứng đầu nghiên cứu cho biết microplastic đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày như nước, bia, muối và thủy hải sản có vỏ như tôm, cua, trai, sò…

Bà chia sẻ: "Microplasic đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Ngay cả khi các quốc gia dọn dẹp sạch sẽ rác thải của mình, điều đó không có nghĩa là họ an toàn tuyệt đối vì những hạt này có thể xâm nhập từ nhiều nguồn khác nhau".

Nghiên cứu xem xét 52 nghiên cứu trước đó ước tính lượng nhựa được con người hấp thụ trên toàn cầu đã chỉ ra rằng nguồn đưa hạt microplastic lớn nhất và cơ thể là thông qua uống nước.

Các nhà nghiên cứu phát hiện mỗi tuần, một người trung bình hấp thụ tới 1.769 hạt vi nhựa qua việc uống nước, dù là đóng chai hay từ vòi. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy lượng nhựa trong nước máy ở Mỹ và Ấn Độ nhiều gấp đôi so với châu Âu và Indonesia.

Theo một nghiên cứu khác, một người Mỹ ăn, uống và hít vào từ 74.000 đến 121.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Ngoài ra, người thường xuyên dùng nước đóng chai thay vì nước máy có thể tiêu thụ nhiều hơn tổng cộng 90.000 hạt vi nhựa.

 

Thủy hải sản có vỏ là nguồn tiêu thụ nhựa lớn thứ hai sau con người với trung bình 182 hạt vi nhựa tương đương 0,5g mỗi tuần. Chúng có thể ăn được nhiều thứ dưới nước trong khi đây là môi trường chứa lượng rác nhựa khổng lồ.

Tuy microplastic được phát hiện trong không khí nhưng nghiên cứu cho biết việc hít phải chiếm một lượng không đáng kể và có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào từng môi trường.

Các nhà khoa học lưu ý rằng nghiên cứu của họ "mới chỉ dựa trên những bằng chứng còn hạn chế và còn không ít thiếu sót, bao gồm việc thiếu dữ liệu có sẵn về số liệu quan trọng như phân bố trọng lượng và kích thước của hạt vi nhựa trong môi trường tự nhiên".

Nghiên cứu của ĐH Newcastle: Cứ 1 tuần trôi qua, mỗi người lại ăn vào lượng nhựa đủ để ép 1 chiếc thẻ ngân hàng! - Ảnh 3.

Mỗi tuần, một người trung bình hấp thụ tới 1.769 hạt vi nhựa qua việc uống nước, dù là đóng chai hay từ vòi.

Giáo sư Richard Lampitt, thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia của Vương quốc Anh, người không tham gia nghiên cứu, nói với CNN rằng đến nay, rất khó để đánh giá tầm quan trọng của tỷ lệ tiêu thụ microplastic mà không tính đến các rủi ro sức khỏe liên quan. Theo ông, nhựa không phải vật liệu đặc biệt nguy hiểm nhưng cũng gây hại đáng kể và chúng ta cần nghiên cứu thêm về tác động của việc tiếp xúc với nhựa trong thời gian dài.

Giám đốc của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên toàn cầu chia sẻ: "Ngay cả khi microplastic được chứng minh là đặc biệt có hại với sức khỏe thì việc loại bỏ chúng khỏi môi trường vẫn là một nhiệm vụ khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần xử lý ô nhiễm nhựa và ngăn chặn chúng xâm nhập vào thiên nhiên ngay từ đầu. Một trong những biện pháp hiệu quả là giảm thiểu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ nhựa".Theo số liệu thống kê, trên toàn cầu, mỗi năm có hơn 330 triệu tấn nhựa được sản xuất và sản lượng nhựa dự kiến sẽ tăng gấp 3 vào năm 2050.

Back To Top