VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

- 136 lượt xem - Trẻ em - Nhi - Sơ sinh, Y học thường thức

Viêm tai giữa là bệnh lý vô cùng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như mất thính lực, nghe kém, chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ, thủng màng nhĩ, nhiễm trùng lan rộng. 

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ cấu trúc, chức năng và hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu để chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường nên sẽ dễ mắc viêm tai giữa hơn.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm tai giữa còn được biết đến với tên gọi là nhiễm trùng tai giữa. Căn bệnh này thường xuất phát từ một cơn cảm khiến phần tai giữa bị sưng lên và dịch nhầy tụ lại sau màng nhĩ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra viêm tai giữa ở trẻ em cũng có thể là do phần ống thông giữa tai và mũi bị nghẹt, sưng. Nhiệm vụ của ống thông này là làm áp suất phía ngoài và trong tai cân bằng nhau. Ống thông ở trẻ em thường ngắn và hẹp khiến dịch nhầy tiết ra dễ bị giữ lại trong tai giữa khi bộ phận này bị nghẹt, sưng do bệnh cảm.

Bên cạnh đó, cục “thịt dư” ở phía trên họng và sau mũi cũng có thể gây ra bệnh viêm tai. Bình thường, cục “thịt dư” này có nhiệm vụ sản xuất bạch huyết cầu để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị sưng to lên và nhiễm trùng làm nghẽn ống thông tai. Đáng chú ý là nhiễm trùng cục “thịt dư” cũng có thể lan ra đến ống thông.

Hơn nữa, sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ em còn yếu. Do đó, các bé dễ bị mắc viêm tai giữa hơn người lớn.

 Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu gì?

  • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C.
  • Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai.
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc. Nhất là khi thời tiết trở lạnh.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy.
  • Mất thăng bằng, nghiêng đầu sang một bên.
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của bé đã bị vỡ do áp lực quá mức.
  • Kém phản ứng với âm thanh.
  • Trẻ bị nôn, tiêu chảy.
  • Mắt của bé sẽ đổ ghèn, bé bị tắc tuyến lệ nhưng khi đi kèm với biểu hiện này là một cơn cảm lạnh, điều này cho thấy một vùng xoang nào đó hay tai của bé đang bị viêm.
  • Bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ trở mình liên tục, lăn qua lăn lại để giảm bớt áp lực trong tai lúc này cũng như để làm cho cơn đau tai giảm bớt.
  • Kèm theo chảy mũi, dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé. Mũi của bé là nơi sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.
  • Triệu chứng đau tai,đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn.
  • Khám nội soi tai mũi họng sẽ thấy những biểu hiện đặc biệt: Màng nhĩ không thủng, nón sáng bị thu hẹp hoặc mất, màng nhĩ có biến đổi màu sắc: Màng nhĩ dày, mờ đục, có khi màng nhĩ màu vàng hoặc ánh vàng, có khi có mức dịch sau màng nhĩ, màng nhĩ có thể phồng do ứ dịch hoặc lõm do xơ dính, màng nhĩ hạn chế hoặc không di động khi tạo áp lực lên màng nhĩ.
  • Dấu hiệu nguy hiểm hơn, nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tai đi ngược vào trong hộp sọ, hoặc gây viêm xương chẩm, thì có thể gây viêm màng não, áp xe não,…

3. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh chữa trị ra sao?

Theo các bác sĩ, viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn là sung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Vì vậy, tùy theo từng giai đoạn cụ thể mà các phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau:

– Nếu viêm tai đang ở giai đoạn sung huyết, trẻ em chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân.

– Vi khuẩn gây ra viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu là Haemophilus Influenzae, liên cầu, phế cầu,… Do đó, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh kết hợp với các loại thuốc chống phù nề, chống viêm, giảm đau, hạ sốt, đồng thời điều trị mũi họng cho bé.

– Nếu viêm tai giữa ở trẻ em chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ cùng với những loại thuốc điều trị toàn thân khác như giai đoạn sung huyết.

– Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn vỡ mủ, màng nhĩ của trẻ sẽ bị thủng. Lúc này, các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị cho bé bằng phương pháp làm thuốc tai.

Theo các bác sĩ, phần lớn trẻ đều có thể tự khỏi trong vòng 3 – 4 ngày khi sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân. Tuy nhiên, khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để chữa trị cho bé.

Bởi vì chúng có thể gây ra những di chứng do tai biến nặng nề của các loại thuốc như điếc không thể phục hồi. Nguyên nhân là do một số loại thuốc có thể gây ngộ độc ốc tai.

Do đó, khi con có biểu hiện bị viêm tai giữa, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn điều trị phù hợp nhất với trẻ.

XEM THÊM: HOT NHẤT HIỆN NAY: VACXIN PHẾ CẦU 13 PHÒNG VIÊM PHỔI, VIÊM TAI GIỮA, VIÊM MÀNG NÃO

viem-tai-ngoai

Làm sao để phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em?

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể được phòng tránh bằng các cách sau :

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.

– Giữ ấm cho trẻ.

– Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình, sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.

– Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá

– Kiểm tra xem bé đã chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể chữa trị được và không gây biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và đưa trẻ tới cơ sở y tế để có phương án xử trí khoa học cũng như có sự theo dõi của bác sĩ.

PHẾ CẦU là một vi khuẩn thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi như các bệnh lý đường tai – mũi – họng như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn lây qua đường hô hấp nên có thể phát tán trong cộng đồng rất nhanh. Để đối phó với loại vi khuẩn này, không gì tốt hơn việc đưa bé đi tiêm phòng đúng độ tuổi.

Tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương có sẵn Vacxin phòng bệnh Phế cầu. Để được tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liện hệ tổng đài CSKH qua số Hotline: 18009415.

 

Back To Top