Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc:
– Con ơi! trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
– Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
– Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
– Bé yêu những người chân thật.
Và như thế, nếu chúng ta gọi cha, mẹ là người thầy thứ nhất họ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta thì điều đó chẳng phải đúng như chân lý đó sao? Nhân ngày 20/11 năm nay lời đầu tiên chúng ta nên dành những gì tốt đẹp nhất để kính dâng lên cha mẹ chúng ta bời vì họ chính là những người thầy thân thương, kính yêu nhất. Bạn, tôi và tất cả chúng ta hãy đừng quên điều này nhé vì phần lớn khi mà chúng ta hiểu được điều này thì hai người thầy đầu tiên của chúng ta đã già yếu lắm rồi thậm chí họ không còn nữa và mỗi khi nghĩ đến điều này chúng ta chỉ còn biết thắp nén nhang lòng để kính dâng để tưởng nhớ đến họ mà thôi . Chúng ta những đứa con, những học trò hãy đừng bao giờ quên công ơn trời bể của cha, mẹ mình và hãy làm thật nhiều những việc tốt với họ vì họ không tồn tại vĩnh cửu và chúng ta sẽ không có nhiều cơ hội để làm việc đó nữa đâu.
Truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, tri ân, tôn vinh các thầy cô giáo không phải chỉ có ở Việt Nam mà trên khắp thế giới từ năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE ( Công đoàn giáo dục quốc tế ) đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Còn ở Việt Nam theo đề nghị của ngành Giáo dục, năm 1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam và từ đó ngày 20/11 hàng năm cả đất nước, cả dân tộc, các thế hệ học sinh than yêu tìm về với những người thầy, người cô và cũng chính là là những người cha người mẹ thứ hai của mình để tri ân, để đền đáp, để bầy tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những người đã có công sinh thành hoặc giáo dưỡng đã giúp mình trưởng thành và đi đến những bến bờ thành công hạnh phúc.
Chúng ta dù là ai thành công hay chưa thành công, là kỹ sư bác sỹ hay nông dân thì trong cuộc đời ai cũng đều đã có những người thầy, tất thẩy những người thầy ấy đều đã tận tụy với một mong muốn tột độ là mang lại kiến thức cho mỗi học trò, tuy nhiên sau mỗi lớp, mỗi khóa, mỗi bậc học thì có người thành đạt, người không điều đó phụ thuộc vào khả năng tư duy, nhận thức điều kiện sống của mỗi con người, còn Thầy cô luôn công bằng luôn mong muốn tất cả học trò của mình đều thành đạt.
Với tất cả lòng biết ơn, thành kính của mình , Tập thể lãnh đạo cùng gần 200 Cán bộ , Y bác sỹ và nhân viên đang sống và làm việc tại BVĐKHV xin cùng bầy tỏ lòng biết ơn vô hạn đến các thế hệ thầy cô, những người đã công tác trong nghề dạy học nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý – Kính chúc các thầy các cô luôn có nhiều niềm vui.
Chúng ta những người may mắn được sinh ra được tồn tại và được học tập trong cuộc đời, trong xã hội này hãy ghi nhớ một điều rằng nếu không có rất , rất nhiều những thế hệ thầy, cô đã tận tụy dắt tay mình ngay từ buổi học đầu tiên khi chập chững tới trường thì chúng ta không thể có được ngày hôm nay , Tôi không thể trở thành luật sư, bạn không thể trở thành BS các em không thể trở thành những điều dưỡng viên nết na hiền dịu hàng ngày thực hiện xứ mạng của mình bên giường bệnh để được người bệnh cảm tình yêu mến.
Tôi và các bạn đều có những người thầy. Có những người thầy , người cô còn đó, hôm nay, ngày mai và nhiều năm sau nữa chúng ta vẫn có thể dắt tay nhau đến được với thầy, kính dâng lên thầy những bó hoa tươi thắm, thủ thỉ với thầy những niềm vui, sự thành đạt niềm hạnh phúc của mình, Được hưởng những cái bắt tay, cái xoa đầu trìu mến, đươc tận mắt nhìn ánh cười rạng rỡ trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn nhưng đầy phúc hậu của thầy của cô, chúng ta hãy tận dụng thời gian và những cơ hội hội quý báu ấy, đừng vô tình đừng lãng quên mà bỏ qua những việc làm bình thường, giản dị nhưng đầy ý nghĩa như thế, bởi vì trong cuộc đời có những điều tàn nhẫn, khốc liệt ngoài sức tưởng tượng, ngoài sức chịu đựng của con người, hẳn mọi người đều biết hôm 14/11 vừa rồi tức là chỉ còn tròn sáu ngày nữa là đến ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam trên đường đến với các học trò thân yêu của mình hai cô giáo ở mảnh đất miền trung đầy khắc nghiệt, thử thách đã bị một cơ lũ dữ quấn đi hôm nay ngày 18/11 gia đình, người thân, các học trò và chính quyền địa phương vẫn chưa tìm được thi thể để đưa các cô về nơi an nghỉ cuối cùng, năm nay và mãi mãi về sau các học trò sẽ không thể tặng hoa cho các cô được nữa.
Tuy không phải là môi trường đào tạo nhưng hàng năm cứ vào dịp chuẩn bị kỷ niệm ngày hiến chương các nhà giáo Việt nam BVHV lại tổ chức một buổi giao lưu nho nhỏ nhưng rất ấm cúng để tập thể những người thày thuốc lại có dịp quây quần bên nhau chia sẽ và cùng nhớ về những người thầy, người cô của mình, Xin được tặng các thầy các cô những bông hoa tươi thắm và những lời chúc tốt đẹp nhất.
Chúc người dìu dắt tương lai,
Mừng vui lớp lớp nay mai giúp đời…
Thầy như sóng ngoài biển khơi,
Cô như tia nắng mặt trời lung linh…
Nhân gian đầy ắp bình minh,
Ngày ngày tiếp bước học sinh nên người
Nhà nhà rộn rã tiếng cười,
Giáo viên ngày lễ hai mươi đến rồi…
Việt Nam toàn cõi bồi hồi…
Hai từ thân thiết bao đời dựng xây
Mươi mười đã rõ ơn này…
Tháng năm vun đắp hăng say đong đầy.
“Mười năm là tết trồng cây,
Một trăm năm mãi… hăng say trồng người”.
Bệnh viện Hùng Vương, ngày 18/11/2013