Truyền thông sức khỏe: những điều cần biết về tiêu chảy cấp ở trẻ em

- 69 lượt xem - Tin tức
Vào thứ 2 hàng tuần khoa Nội – Nhi – Đông y Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tổ chức sẽ mời các mẹ và người thân của các bệnh nhân đang điều trị tại khoa tham gia các buổi truyền thông phổ biến kiến thức về các bệnh cơ bản thường gặp.

Tại buổi truyền thông các bác sỹ trực tiếp điều trị trong khoa sẽ hướng dẫn các mẹ và người thân cách nhận biết, biểu hiện, cách chăm sóc và xử trí khi có người thân bị bệnh.

Trong tuần này, chủ đề của buổi truyền thông là bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Bác sỹ Lý Lan Hương trực tiếp hướng dẫn các mẹ có con đang điều trị tại Bệnh viện những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

Những kiến thức cơ bản các mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ.

TIÊU CHẢY CẤP CÓ NGUY HIỂM?

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn hô hấp. Ước tính hàng năm có khoảng 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, chủ yếu trẻ dưới 2 tuổi. Ở Việt Nam, trung bình mỗi trẻ có 2,2-4 đợt tiêu chảy/ năm.

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Trong đợt tiêu chảy, trẻ ăn ít , khả năng hấp thu  các chất dinh dưỡng giảm trong khi nhu cầu dinh dưỡng lại tăng do nhiễm khuẩn.

BIỂU HIỆN CỦA TIÊU CHẢY CẤP

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần trở lên/ ngày

Tiêu chảy cấp: < 14 ngày

Tiêu chảy kéo dài: > 14ngày

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

Đường phân – miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh

YẾU TỐ NGUY CƠ

○Không nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu

○Cho trẻ bú bình

○Không vệ sinh tay khi chế biến thức ăn cho trẻ

○Mùa hè tiêu chảy nhiễm khuẩn tăng

○Mùa đông Rotavirus tăng

NGUYÊN NHÂN

○Rotavirus

○E. Coli, lỵ, tả, thương hàn

○Do thuốc: Kháng sinh, nhuận tràng,…

○Do dị ứng thức ăn: Sữa bò, trứng, tôm, cá,…

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC

KHÔNG MẤT NƯỚC

-Toàn trạng: Bình thường

-Mắt không trũng

-Không khát nước

-> Điều trị tại nhà

CÓ MẤT NƯỚC

-Kích thích, vật vã

-Mắt trũng

-Khát nước, uống háo hức

-> Bù dịch tại viện

MẤT NƯỚC NẶNG

-Trẻ li bì, khó đánh thức

-Mắt trũng

-Uống kém, không uống được

-> Cấp cứu tại viện

BỔ SUNG NƯỚC ĐIỆN GIẢI BẰNG ORESOL

THUỐC Không dùng thuốc chống nôn, cầm ỉa, thuốc kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh trong những trường hợp tiêu chảy phân máu, tả, xét nghiệm có vi khuẩn.

CHẾ ĐỘ ĂN

TẠI NHÀ

○Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường phòng mất nước: Oresol, những dung dịch có vị mặn: nước cháo muối, súp rau quả, súp gà có thịt, nước dừa, nước hoa quả tươi không tươi.

○Không uống nước ngọt công nghiệp, nước có gas

○Tiếp tục cho trẻ ăn: khi trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường, khẩu phần ăn hằng ngày vẫn tiếp tục và tăng dần lên, không bắt buộc phải uống sữa không đường, nấu ăn phải nhừ, mềm.

○Không ăn thức ăn nhiều đường và khó tiêu. Không dùng nước xương ống ninh nấu cháo cho trẻ

○Ăn thêm thức ăn có kali: chuối, hoa quả tươi.

○Nếu trẻ ăn sữa ngoài thì duy trì loại sữa trẻ đang ăn, không pha loãng sữa. Sau khi khỏi đi ngoài cho ăn thêm 1 bữa ngoài những bữa bình thường.

ĐƯA TRẺ ĐẾN VIỆN KHI NÀO?

Đưa trẻ đến khám ngay khi có 1 trong những biểu hiện sau:

○Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng, đi liên tục

○Nôn tái diễn

○Trở nên rất khát

○Ăn uống kém hoặc bỏ bú

○Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị

○Sốt cao hơn

○Có máu trong phân.

PHÒNG BỆNH

Ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch, sử dụng nguồn nước đã được diệt khuẩn để bảo vệ bạn và gia đình khỏi bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm!

Uống vắc xin phòng rotavirrus

Một số hình ảnh của buổi truyền thông:

 

IMG 4722
Trực tiếp các bác sỹ trong khoa Nội – Nhi – Đông y beenhjv iện phổ biến kiến thức cho các mẹ.
 

IMG 4721
Bố, mẹ chăm con đang điều trị tại bệnh viện được mời tham gia buổi truyền thông.

 

IMG 4720
Những kiến thức bổ ích được phổ biến tại cá buổi truyền thông.
Back To Top