Tỏi
Tỏi giúp làm giảm LDL (cholesterol xấu) tăng HDL (cholesterol tốt), chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi. Ngoài ra, tỏi còn chống kết tập tiểu cầu, không cho kết tụ thành cục máu đông nên ngừa tai biến tim mạch và làm hạ huyết áp.
Tuy nhiên, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/ ngày (1 thìa cà phê) bằng cách cho vào món ăn, không nên dùng nhiều vì nó có thể dẫn đến rối loạn dạ dày, ức chế tuyến giáp của bạn… Đặc biệt, nếu uống nhiều rượu tỏi lại gây hại cho tim như loạn nhịp tim, giãn các buồng tim, giảm sức co bóp của tim và suy tim.
Dầu vừng
Dầu vừng trắng và đen rất giàu acid amin, (đặc biệt là vừng đen), rất tốt trong điều trị các bệnh về nội khoa, nhất là các bệnh về tim mạch.
Mỗi ngày bạn nên uống 10-25ml dầu vừng hoặc có thể rang chín vừng rồi giã nhỏ ăn kèm cơm.
Hành tây đỏ
Là loại gia vị thông dụng chứa nhiều protid, mỡ, đường, caroten, phosphore, sắt… những chất này làm giảm sự lắng đọng cholesterol trên thành mạch máu, chúng có thể phá hủy các chất gây nghẽn mạch máu, làm giảm các cơn đau tim, xơ cứng động mạch vành.
Bạn có thể cho hành tây đỏ vào các món ăn như 1 loại gia vị để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.
Hành lá
Hành lá có khả năng loại bỏ cholesterol LDL và giữ cholesterol HDL nên rất tốt để ngừa các bệnh về tim và đột quỵ.
Bạn có thể dùng hành lá để tẩm ướp hay phi giòn lên để tạo mùi vị cho món ăn hằng ngày.
Cà chua
Chất Lycopen, thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua là chất chống oxy hóa tự nhiên không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có khả năng giảm nguy gây nên bệnh tim.
Bạn có thể cho cà chua vào món ăn hoặc uống nước ép cà chua đều đặn hằng ngày. Dưa hấu, cà rốt, đu đủ và bưởi hồng đều chứa nhiều lycopen và có tác dụng tương tự như cà chua để bạn thay đổi khẩu vị.
Ớt
Chất capsaicin có nhiều trong ớt tươi đem lại lợi ích rất lớn cho tim mạch, nó có thể làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” trong máu và cân bằng huyết áp. Chất capsaicin còn có tác dụng loại bỏ hay giảm bớt các mảng bám tồn tại trong thành động mạch. Máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn, nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng của các bệnh về động mạch vành hiện nay.
Mỗi bữa, bạn có thể ăn một vài lát ớt nhưng không nên ăn quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
Quế
Quế có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự phá hủy của các tế bào bởi các gốc tự do có trong máu tạo nên các mảng mỡ tích tụ trên thành động mạch. Từ đó, giúp bệnh nhân tim mạch giảm được các cơn đau, khó thở.
Mỗi ngày, bạn có thể dùng 1 thìa cà phê quế cho vào các món ăn để bảo vệ cho trái tim luôn khỏe manh.
Dầu olive
Dầu olive là một trong những loại dầu tốt nhất cho sức khỏe của tim, vì nó rất giàu acid béo không bão hòa dạng đơn thể (monounsaturated). Ngoài ra dầu olive còn có các chất chống oxy hóa như Vitamin E, chất Polyphénol giúp làm giảm các cholesterol LDL và ngừa nghẽn mạch máu.
Để có hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng dầu olive để nấu ăn thay vì chỉ thêm dầu olive vào các món ăn sống.
Giấm hoa quả
Loại giấm hoa quả đã lên men trong vòng 8 tuần có thể giúp cơ thể bạn tăng lượng cholesterol HDL, rất tốt cho hệ tim mạch.
Bạn nên uống 1 hoặc 2 thìa cà phê giấm hoa quả mỗi ngày.
Khoai tây
Tăng khoai tây trong khẩu phần ăn sẽ giảm được lượng cholesterol LDL trong máu, phòng được nhồi máu cơ tim, đồng thời giảm được nồng độ kali trong máu, một trong những nguyên nhân góp phần làm nghẽn mạch.
Bạn nên ăn khoai tây luộc và ăn thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Táo
Khi bạn ăn táo đều đặn, chất lipoprotein – một loại cholesterol “xấu” gây xơ vữa động mạch và tăng rủi to hình thành cục máu đông làm nghẽn các động mạch nuôi tim và não sẽ giảm.
Mỗi ngày, bạn nên ăn 2 quả táo để tim khỏe và ngủ ngon hơn.
Lá sen
Về dược lý, lá sen đã được chứng minh có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim… Chính vì thế, chị em có thể dùng lá sen phơi khô, rửa sạch để sắc nước uống hằng ngày. Món này còn có thể giúp chị em giảm cân nữa đấy nhé!
Tam thất
Đối với tim mạch, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hòan ngoại biên…)
Bạn có thể dùng tam thất bằng cách nghiền bột hoặc mài với nước uống trực tiếp. Cũng có thể cắt lát để ngậm, nhai rồi nuốt hoặc sắc nước để uống hằng ngày.
Trà xanh
Chất epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có hàm lượng cao trong trà xanh có thể giảm số tế bào bị chết sau khi đau tim hoặc đột quỵ. EGCG cũng đẩy nhanh quá trình phục hồi của tế bào tim, giúp giảm nhẹ tổn thương của cơ quan này.
Chính vì vậy, hãy dùng nước trà xanh làm nước uống hằng ngày của bạn ngay từ hôm nay nhé.