Top 5 tin y tế… tức mình

- 14 lượt xem - Tin tức

 1. Kết luận sai lầm về uống rượu khi mang thai có ích cho em bé

 

1. Kết luận sai lầm về uống rượu khi mang thai có ích cho em bé

 

“Một ly rượu vang mỗi ngày trong thời gian mang thai có thể tốt cho em bé” là tiêu đề một bài bài hoàn toàn sai và thiếu trách nhiệm trên đăng trên tờ The Daily Telegraph xuất bản vào tháng Sáu. Nghiên cứu được nói đến chỉ gợi ý rằng rượu có lẽ “ít hại” hơn so với những gì trước đây mọi người vẫn nghĩ, chứ không phải là “tốt” (sự khác biệt không quá khó để nhận ra).

 

2. Lợi ích sức khỏe của các kỳ nghỉ “bị thổi phồng”

 

Tờ Mail Online đã báo cáo một cách đầy “hồi hộp” rằng “việc đi nghỉ thực sự tốt cho sức khỏe của bạn… và lợi ích có thể kéo dài nhiều tháng”. Liệu đây có phải là nghiên cứu đáng tin cậy? Không.

 

“Nghiên cứu” có sự tham gia của công ty Kuoni Travel Ltd., một công ty du lịch, do đó nó “tiêu biểu cho sự xung đột về lợi ích lớn tới mức người ngoài cũng nhìn ra”.

 
3. Nước muối giúp giảm đau lưng mạn tính
 

3. Nước muối giúp giảm đau lưng mạn tính

 

Tháng 3 năm 2013 nhiều tờ báo đồng loạt trích dẫn lời của bác sĩ phẫu thuật thần kinh Peter Hamlyn khi ông tuyên bố rằng nghiên cứu về tiêm nước muối để chữa đau lưng “là đề tài đáng được trao giải Nobel …(và) sẽ khiến chúng ta phải viết lại sách giáo khoa”.

 

Vấn đề là ở chỗ bác sỹ Peter Hamlyn này đang điều hành một bệnh viện tư nơi cũng áp dụng tiêm nước muối để chữa đau lưng. The Independent là tờ báo duy nhất nêu bật sự xung đột về lợi ích ở đây.

 

4. Không có bằng chứng tin cậy cho thấy con người vốn “lười bẩm sinh”

 

“Không thể giúp các “em chã” trở nên lười biếng – chúng sinh ra đã như vậy rồi”, một bài viết trên trang web Mail Online tuyên bố. Song kết luận khá là “bao quát” này lại được rút ra từ một nghiên cứu trên… chuột.

 
5. Các bác sĩ cần “tử tế” hơn với người béo
 

5. Các bác sĩ cần “tử tế” hơn với người béo

 

Vào tháng 10, Viện Thành tựu Y tế và Chăm sóc sức khỏe Quốc gia (Anh) công bố dự thảo hướng dẫn trong đó khuyến nghị các bác sĩ nên “tôn trọng và không đổ lỗi” khi thảo luận về vấn đề cân nặng với bệnh nhân.

 

Với sự “nhạy cảm” điển hình của báo chí, thông điệp trên đã bị dịch thành “Không được độc ác với người béo” và “Béo không phải là lỗi của bạn”.

 

Cẩm Tú

Back To Top