Trước khi tiêm chủng:
Với cha mẹ và người đưa trẻ đi tiêm chủng: Cần cung cấp đầu đủ thông tin của trẻ, quá trình tiêm chủng, sổ tiêm chủng. Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử sinh đẻ, tiền sử dị ứng, bệnh tật/sử dụng thuốc của trẻ/phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt của lần tiêm chủng trước. Thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại trẻ.
Với cán bộ y tế cần khám sàng lọc cho trẻ theo quy định của Bộ y tế. Khai thác tiền sử sinh đẻ, tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh/sử dụng thuốc của trẻ. Tiền sử dị ứng, bệnh tật của các thành viên gia đình. Tiền sử tiêm chủng của trẻ. Tiền sử phản ứng sau tiêm chủng đặc biệt phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước. Nếu trẻ đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về sức khỏe, nhân viên y tế mới thực hiện tiêm chủng cho trẻ.
Trong quá trình tiêm chủng:
Cha mẹ, người đưa trẻ đi tiêm chủng: Cần hỏi rõ loại vắc xin trẻ được tiêm, liều lượng, kiểm tra đúng tên thuốc, hạn sử dụng, nước sản xuất, đường dùng (tiêm hay uống).
Nhân viên y tế: Cần cung cấp đeầy đủ thông tin thuốc, giúp người nhà trẻ hiểu rõ về loại vắc xin trẻ sắp được tiêm, hướng dẫn cụ thể quá trình theo dõi trẻ sau khi được tiêm chủng.
Sau khi tiêm chủng: Sau khi tiêm vắc xin trẻ phải được theo dõi ít nhất 30 phút tại địa điểm tiêm chủng.
Cha mẹ cần quan sát trẻ và kịp thời thông báo cho nhân viên y tế nếu trẻ có các biểu hiện: Trẻ quấy khóc, bứt rứt, khó chịu, nôn trớ, nổi ban đỏ toàn thân, thở khó,..
Nhân viên y tế tư vấn và giải đáp các thắc mắc của gia đình trẻ sau khi tiêm chủng, luôn có mặt theo dõi trẻ sau quá trình tiêm chủng và kịp thời xử trí mọi phản ứng của trẻ.
Chăm sóc trẻ tại nhà sau tiêm chủng: Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.
Lưu ý các bà mẹ sử dụng thuốc tại nhà: Không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm ấm, nới rộng quần áo. Dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi sử dụng thuốc chủ động thông báo lại cho cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ.
Không dùng các loại thuốc lá, cây…. đắp vào vị trí tiêm.
Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
Cần đưa NGAY trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có 1 trong những dấu hiệu sau:
– Sốt cao > 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ, sốt xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
– Quấy khóc kéo dài, bứt rứt, kích thích.
– Kém tương tác với người xung quanh, trẻ mệt xỉu, li bì và hôn mê.
– Co giật.
– Nôn chớ, bú kém, bỏ bú.
– Phát ban.
– Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi.
– Chân tay lạnh, da nổi vân tím.
– Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng
Tại bệnh viện đa khoa Hùng Vương toàn bộ Bác sỹ và điều dưỡng thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo về cách nhận biết và xử lý khi gặp bệnh nhân bị shock phản vệ. Bên cạnh đó trong công tác khám và điều trị hàng ngày cho bệnh nhân nhân viên y tế luôn thực hiện các quy định của bệnh viện trong việc phòng tránh và xử trí khi gặp phản vệ.
Tất cả các xe tiêm có hộp thuốc cấp cứu phản vệ trong đó có đầy đủ thuốc và vật tư y tế theo quy định của Bộ y tế. Đặc biệt, trong hộp thuốc cấp cứu phản vệ của Bệnh viện luôn luôn có một ống Adrenalin được bẻ và lấy sẵn trong một bơm kim tiêm 5ml (chỉ được sử dụng trong 24h và phải ghi ngày lấy thuốc bên ngoài bơm tiêm). Hàng ngày nhân viên y tế sẽ kiểm tra hộp thuốc phải đầy đủ thuốc, vật tư y tế, kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và lấy sẵn một ống Adrenalin mới.
Trong trường hợp bệnh nhân sốc phản vệ nhân viên y tế sẽ nhanh chóng cấp cứu đúng phác đồ kịp thời.