Nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết để điều trị bệnh đái tháo đường và cấp cứu hạ đường huyết quá mức hiệu quả bệnh viện đa khoa Hùng Vương chức lớp tập huấn “cập nhật các hướng điều trị bệnh đái tháo đường và cấp cứu hạ đường huyết quá mức” tại hội trường lớn bệnh viện tối ngày 20/06/2018, với sự tham gia của hơn 300 bác sỹ, điều dưỡng của BVĐK Hùng Vương.


Tại đây, các học viên đã được bổ sung kiến thức về: Hướng dẫn điều trị bệnh nhân đái tháo đường Type 2, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bệnh nhân đái tháo đường bị hạ đường huyết, các kỹ năng thực hành cần thiết trong cấp cứu bệnh nhân hạ đường huyết,…
Trong quá trình tập huấn, chuyên gia và các bác sỹ, điều dưỡng đã có thời gian trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những thắc mắc nhằm nắm vững các kiến thức, kinh nghiệm xử trí các ca bệnh cấp cứu.
——————————————-
Nguyên nhân của hạ đường huyết
Mất cân bằng giữa các yếu tố làm tăng và làm hạ đường huyết:
Tăng đường huyết do thức ăn và các hocmon điều hòa
Hạ đường huyết do insulin, thuốc uống hoạt động thể lực
Các triệu chứng của hạ đường huyết.
1.Triệu chứng của hệ thần kinh tự động
– Run
– Cảm giác đói
– Lo lắng, sợ hãi
– Tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực
– Vã mồ hôi, người lạnh, ẩm
– Khô miệng
– Mặt tái nhợt
– Giãn đồng tử
2. Triệu chứng của hệ thần kinh trung ương
– Rối loạn tinh thần, kích thích, lẫn lộn, nói khó, suy nghĩ khó khăn, đau đầu, thất điều, dị cảm, trạng thái sững sờ, nhìn mờ,…
– Nếu không được điều trị kịp thời có thể co giật, hôn mê thậm chí tử vong
– Có thể có triệu chứng thần kinh khu trú thoáng qua như nhìn đôi, liệt nửa người
ĐIỀU TRỊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Ăn hoặc uống ngay những thức ăn có chứa khoảng 15g carbohydrate như:
- 2-3 viên đường
- Ngậm 4-6 viên kẹo cứng
- Uống ½ cốc nước quả ép, hoăc 1/2 cốc sữa.
- ½ thìa mật ong
- 3 thìa cà phê đường + 100 ml nước
- Ăn bánh, kẹo hoặc hoa quả có sẵn
Khi đường huyết mao mạch đã trở về bình thường, BN nên ăn thêm một suất ăn (bữa chính) nếu đến bữa, hoặc một bữa phụ nếu bữa sau cách xa hơn 1 giờ để phòng ngừa hạ đường huyết tái phát
Điều chỉnh chế độ ăn và liều insulin để tránh bị hạ đường huyết tiếp
Cách phòng ngừa hạ đường huyết
Hạ đường huyết là 1 BIẾN CHỨNG có thể phòng ngừa được.
– Điều chỉnh chế độ điều trị theo mức đường huyết, chế độ ăn, luyện tập…
– Khuyến khích BN luôn mang theo đồ ăn có đường glucose