Phương pháp phòng tránh và chữa bệnh cước chân tay trong mùa đông

- 22 lượt xem - Tin tức

Tìm hiểu về bệnh cước

Cước là tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân và tay, và có thể thấy ở mũi hay tai.

Triệu chứng

+ Chân tay thường lạnh như đá.

+ Các đầu ngón chân và tay sưng đỏ.

+ Đầu ngón chân tay ngứa ngáy như bị kim châm, thậm chí đau đớn, phồng rộp.

+ Đôi khi chân tay tê dại, bóp mạnh không có cảm giác…

+ Cước còn xuất hiện cả ở tai và mũi…

 

Hiện tượng cước chân, tay thường gặp khi mùa đông về (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

+ Do trời lạnh khiến các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng.

+ Khi cơ thể được làm ấm đột ngột bằng lửa hay lò sưởi, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau…

Những đối tượng dễ bị cước

+ Những người làm đồng ruộng, do thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước và đất khi thời tiết lạnh.

+ Công nhân làm trong các xưởng chế biến hải sản luôn phải tiếp xúc ở nhiệt độ thấp.

+ Công nhân làm việc ở ngoài trời: cầu đường, xây dựng…

 

Người làm ruộng, công nhân cầu đường…là đối tượng dễ bị cước (Ảnh minh họa)

Phương pháp hạn chế cước

Lối sống

+ Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (mặc đủ ấm, đi găng tay, tất chân…)

+ Hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ… và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.

+ Đi bảo hộ (găng tay, ủng chân) để giữ ấm chân, tay khi làm việc ngoài trời.

+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa. Khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà…nên đeo găng tay.

+ Tắm rửa bằng nước ấm khi trời lạnh để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da.

+ Đi dép ấm trong nhà, giầy ấm khi ra ngoài trời…

+ Luyện tập thể thao để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.

 

Đi găng tay, tất chân…giữ ấm cơ thể để tránh bị cước khi đông về (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống

+ Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày.

+ Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh.

+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein.

+ Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bị dị ứng.

+ Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, thuốc lào.

+ Có thể uống vài hớp rượu nhỏ vào buổi tối (chất cồn sẽ làm giãn các mạch máu nhỏ, giúp máu lưu thông tới các đầu ngón chân và tay)…

Phương pháp điều trị

+ Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

+ Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm.

+ Nếu không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.

+ Trước khi đi ngủ nên ngâm chân, tay bằng nước ấm có muối, gừng (khoảng 15 phút) giúp lưu thông máu và làm ấm chân tay.

+ Khi bị cước chỉ được xoa nhẹ nhàng, không gãi mạnh (tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng).

 

Ngâm chân bằng nước ấm có muối, gừng để hạn chế cước (Ảnh minh họa)

+ Nếu bị cước nặng cần đến cơ sở y tế (không được tự ý sử dụng thuốc) để được khám chữa kịp thời, tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Lời kết

Thời tiết trở lạnh là điều kiện để các bệnh gây ngứa tăng đáng kể: viêm da dị ứng, nứt nẻ, đặc biệt là bệnh cước gây ngứa ngáy, sưng đỏ các đầu ngón tay, ngón chân…Có trường hợp bị ngứa gãi nhiều dẫn đến nhiễm trùng da…

Vì vậy, để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…

Back To Top